Hôm 23/11,ấncôngkhôngngừngvàoAvdiivkaĐứcsắpcạntiềnhỗtrợb0ng da truc tiep ông Vitaliy Barabash, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự ở Avdiivka, cho biết các lực lượng Nga đã tiến hành đợt tấn công "dữ dội nhất" vào thị trấn, nơi có khoảng 1.400 người còn sinh sống. Trước khi xung đột bùng nổ, Avdiivka có 32.000 cư dân. "Về cơ bản, không có gì thay đổi. Mọi thứ đều rất khó khăn. Đối với khu vực thành phố, trung bình từ 8 đến 16 đến 18 cuộc không kích mỗi ngày. Đôi khi là 30. Chúng tôi không có thời gian để đếm", ông Barabash chia sẻ với kênh Channel 24. "Tôi mừng vì tuyến phòng thủ đã giữ vững được trong một tháng rưỡi qua. Nó vẫn chưa bị chọc thủng”, ông Barabash nói thêm. Cũng theo ông, 102 cư dân đã được sơ tán trong tuần qua dọc theo con đường duy nhất ra khỏi thị trấn Avdiivka. Từ giữa tháng 10, Nga đã tập trung tấn công Avdiivka, nơi nổi tiếng với nhà máy luyện cốc rộng lớn và nằm gần trung tâm khu vực Donetsk mà Moscow đang nắm quyền kiểm soát. Tuy nhiên, Nga ít nhắc tới các cuộc giao tranh ở Avdiivka. Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Nga chỉ tuyên bố các lực lượng quân sự Nga đã tấn công nhiều đơn vị Ukraine ở phía nam vùng Donetsk. Đức sắp cạn tiền viện trợ cho Ukraine Theo tờ Der Tagesspiegel, Đức có thể sắp đạt đến giới hạn về khả năng tài chính hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, và sẽ không thể giao thêm xe tăng cho Kiev như đã cam kết. Tờ báo của Đức cho hay, trong chuyến thăm tới Kiev mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã thông báo về gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,3 tỷ euro (1,4 tỷ USD). Song việc Đức có thể thực hiện các cam kết đã đưa ra hay không đang bị nghi ngờ, chứ không nói tới việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Cũng theo tờ báo, vào tuần trước, ủy ban ngân sách của Hạ viện Đức (Bundestag) đã hoãn đưa ra quyết định về dự thảo ngân sách năm 2024. Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đang bị ràng buộc, sau khi một tòa án cấm họ tái sử dụng 60 tỷ euro (65 tỷ USD) trong số tiền chưa sử dụng sau dịch Covid-19. Trong số các khoản ngân sách có nguy cơ bị bỏ ngỏ có kế hoạch của Berlin nhằm tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine lên 8 tỷ euro vào năm 2024. Der Tagesspiegel cho rằng, trên hết Berlin dường như sẽ không thể khai thác nguồn dự trữ sẵn có để cung cấp thêm xe tăng cho Kiev.Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?
Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.