Thông tin được ông Hà Quang Hiện,ápVicemnghìntỷtrơxươngtrênđấtvàngHàNộisắpđượchồisinh ligue pháp Chánh Văn phòng Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) chia sẻ với VietNamNet. Ông Hiện cho biết, dự án được điều chỉnh theo hướng giảm quy mô đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Tổng công ty đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công. Dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng. Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem được đầu tư từ năm 2010, với tổng vốn đầu tư xây dựng sau điều chỉnh hơn 2.743 tỷ đồng. Toà tháp có quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm. Mục tiêu là xây dựng trụ sở làm việc của Vicem, các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại. Dự án được khởi công vào tháng 5/2011. Đến tháng 8/2015, đã hoàn thành phần thô công trình. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay dự án rơi vào cảnh “đắp chiếu”, bỏ hoang. Liên quan đến dự án này, tháng 6/2015, khu đất trên đã được Bộ Xây dựng phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cho phép Vicem được giữa lại tiếp tục quản lý, sử dụng để thực hiện dự án. Sau đó, Vicem đã đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án để hoàn vốn đầu tư. Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép Vicem chuyển nhượng dự án vào tháng 3/2017. Tuy nhiên, quá trình chuyển nhượng dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước… nên dự án vẫn không chuyển nhượng được. Vì vậy, Vicem đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng chấp thuận cho Vicem tiếp tục đầu tư, hoàn thiện tòa tháp. Năm ngoái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các bộ và UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Vicem tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án theo quy định. Vicem tìm giải pháp thoát thua lỗ Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Bộ Xây dựng, Vicem lỗ 863 tỷ đồng, tương đương âm hơn 4,7 tỷ đồng mỗi ngày. Trong năm 2023, Vicem cũng đã công bố thông tin ghi nhận lỗ hơn 1.100 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, Vicem ghi nhận doanh thu hơn 24.006 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2022. Giá vốn giảm chậm hơn khiến lãi gộp năm ngoái lùi về 1.923 tỷ đồng, chỉ tương đương khoảng một nửa so với cùng kỳ năm trước đó. Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tối ưu một phần, chi phí tài chính tiếp tục đội lên 47%, chủ yếu là lãi vay. Công ty còn chịu thêm phần lỗ từ các đơn vị liên doanh, liên kết. Vì vậy, Vicem lỗ sau thuế hơn 1.129 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên công ty làm ăn thua lỗ kể từ lúc công bố thông tin năm 2016. Lợi nhuận của doanh nghiệp này đã đi lùi bốn năm liên tiếp. Lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2023 là 2.240 tỷ đồng. Ông Hiện cho hay, doanh nghiệp lỗ do nhiều nguyên nhân từ thị trường trong nước và thế giới. Vị này nhìn nhận, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với nhu cầu; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò. “Vicem đang phải tự cắt giảm mọi chi phí để có giá thành cạnh tranh tăng sức tiêu thụ xi măng. Hy vọng đến quý IV năm nay, doanh nghiệp sẽ có doanh thu bởi nhu cầu thị trường cuối năm vào mùa. Sang năm 2025, ngành xi măng sẽ khởi sắc hơn”, ông Hiện nói.