Như Dân trí thông tin,àihọcsinhtồntừvụbétuổibịtôngtửvongkhichạyquađườlich da mu chiều 18/11, xe đưa đón học sinh dừng tại khu vực đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An). Sau khi xe dừng lại, cháu N. (5 tuổi) xuống xe, chạy qua đường để vào nhà thì va chạm với ô tô tải đang lao tới. Vụ tai nạn khiến cháu N. tử vong. Sự việc khiến nhiều người không khỏi xót xa và dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với người lớn nói chung cũng như các bậc phụ huynh nói riêng về việc quan tâm, chỉ dạy kỹ năng sống cho con nhỏ nhằm tránh những sự việc đau lòng tương tự có thể xảy ra. Theo dõi sự việc, bạn đọc có nickname Hero Manh chỉ ra vấn đề cơ bản nhằm đảm bảo an toàn khi hướng dẫn trẻ em qua đường sau khi xuống xe đưa đón như sau: "Tuyệt đối không nên chạy qua đường, nhất là những nơi tầm nhìn bị che khuất. Khi xuống ô tô nên vòng phía sau xe để các xe đi phía sau còn có thể nhìn thấy rồi mới qua đường, đồng thời người đi sang đường phải nhìn phía tay phải không có xe mới được sang. Người có trách nhiệm đưa đón phải dẫn các cháu qua đường, không nên để trẻ tự chạy qua như thế". Có chung quan điểm, anh Dinh Nhat Hung tiếp lời: "Phải hướng dẫn cho trẻ đi về phía sau xe để sang đường. Một thói quen sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro". "Có 2 lỗi mà người ta hay mắc nên bị tai nạn: Thứ nhất là băng qua đường ở nơi bị che khuất, các xe khác không thấy được như bên cạnh xe lớn. Thứ hai là những xe tải thấy xe khác tấp vào hoặc tránh qua bên này thì mình vượt nhanh sang bên kia, không cần biết phía trước xe đó có gì xuất hiện. Có khi là một xe nào đó đang băng qua đường hoặc vật cản gì đó nên xe phía trước mới tấp qua một bên", bạn đọc Tuan bình luận. Cần phải có quy định về tiêu chuẩn hình thức cho xe đưa đón học sinh Từ câu chuyện trên, một vấn đề khác được rất nhiều người quan tâm bên cạnh câu chuyện hướng dẫn, đưa đón học sinh qua đường, đó là việc cần phải có những quy chuẩn về ngoại hình, kiểu dáng đối với xe đưa đón học sinh để các phương tiện khác có thể nhận biết và có cách xử lý phù hợp. "Trong việc chuyên chở học sinh, xe của trường phải có màu sơn nổi đặc thù, phải có biển báo an toàn như biển "dừng" trước và sau đuôi xe. Khi xe dừng để đón hay trả học sinh thì cần mở biển hoặc bật đèn "dừng" để các xe khác bắt buộc dừng lại ở một khoảng cách nhất định. Đồng thời, cần có quy định về hình phạt nếu các tài xế khác cố tình vượt hay không nhường đường khi xe đưa đón dừng lại. Đây sẽ là biện pháp hữu ích cho sự an toàn của học sinh, đặc biệt trong bối cảnh đặc thù của giao thông Việt Nam khi ý thức người dân chưa cao, việc tìm ra giải pháp không hề dễ dàng", anh Hoang Nguyen nêu quan điểm. "Đây là điều cấp thiết, phải quy định loại xe và màu sơn dành riêng cho xe đưa đón học sinh, không thể chấp nhận việc dùng xe khách để chở. Khi có quy định màu xe để có sự nhận diện rõ ràng thì các xe khác sẽ phải ưu tiên và lưu ý, giống như xe bus chở học sinh bên Mỹ", chị Kieu Nga tiếp lời. "Cần nhanh chóng có quy định về tiêu chuẩn, hình thức dành riêng cho xe đưa đón học sinh (giống như ở nhiều nước tiến bộ trên thế giới). Khi nhận biết từ xa loại xe này thì các xe xung quanh sẽ chủ động ưu tiên và hạn chế tốc độ",. anh Hao Nguyen Xuannêu ý kiến. "Vẫn là câu chuyện đưa đón học sinh, trước đây thì các bé bị bỏ quên, giờ tới vụ tai nạn này. Chúng ta đang có những thiếu sót về quy trình đưa đón các em và cần phải bổ sung gấp, đặc biệt với đối tượng học sinh khi các cháu còn quá nhỏ và chưa ý thức được về sự an toàn. Ngoài ra, cần cân nhắc việc bổ sung các xe dịch vụ kiểu này cần dán decal màu đặc trưng và đèn báo khi đang dừng đỗ để đón hoặc trả các bé, các phương tiện khác khi đi tới gần trong trường hợp này sẽ dễ dàng nhận biết qua màu và đèn báo để chủ động giảm tối đa tốc độ", bạn đọc có nickname Bin Bin gợi ý. "Qua vụ việc này, phụ huynh phải lưu ý không để trẻ nhỏ tự qua đường mà phải có người lớn dắt cháu qua. Đối với các cháu lớn cũng phải hướng dẫn cháu quan sát thật kỹ, khi không có xe mới được qua đường. Nếu không có người thân đi cùng thì nhờ người lớn đưa qua", độc giả Hải nêu ý kiến.