Âm nhạc là đam mê mà suốt cả cuộc đời
- Là con gái của NGND. Thái Thị Liên - người được mệnh danh là “cây đại thụ của ngành Piano cổ điển Việt Nam”,ầnThuHàsuốtcuộcđờichỉmuốnlàmmộtnhàgiáodạxem độ bóng đá hẳn là từ nhỏ bà đã được sống trong âm nhạc?
Hơn hai tuổi, tôi theo bố mẹ lên sống ở Chiến khu Việt Bắc. Đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ, thiếu thốn nên đến năm 8 tuổi tôi mới lần đầu tiên được thấy cây đàn piano và chính thức theo học đàn tại Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt nam).
Khi đó, mẹ tôi là giáo viên dạy đàn đầu tiên của tôi. Bà là người được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản ở Tiệp Khắc về piano cổ điển. Chính niềm say mê với âm nhạc, sự tận tâm với việc dạy học của bà đã trở thành hình mẫu để tôi noi theo.
- Vậy là một cách rất tự nhiên, bà đã tiếp nối đam mê của mẹ mình?
Đúng vậy, hồi đó, tôi luôn mong ước và tâm niệm sẽ trở thành nhà giáo dạy piano như mẹ tôi.
Năm 1969, tôi được tuyển chọn đi đào tạo ngành âm nhạc tại Kiev - Liên Xô cũ. Sau khi tốt nghiệp, tôi về nước làm việc. Đến năm 1984, tôi trở lại Liên Xô tiếp tục học cao học, làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ tại Nhạc viện Tchaikovsky, Moskva. Tôi may mắn là một trong số những người ở thế hệ đầu được đào tạo bài bản về piano cổ điển tại nước ngoài nên khi về nước, được trường giao nhiệm vụ giảng dạy piano, rồi sau này lên làm quản lý, tôi thấy đó là trách nhiệm và vinh dự của mình.
GS Trần Thu Hà cùng học trò Lưu Hồng Quang - một trong số những nghệ sĩ piano xuất sắc của Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá |
- Khi đã là giám đốc Nhạc viện, lại có thời gian làm Đại biểu Quốc hội, vì sao bà vẫn luôn dành quỹ thời gian eo hẹp cho công việc giảng dạy?
Xuất phát điểm là một nhà giáo, tôi luôn xác định rõ, quản lý chỉ là công việc trong một giai đoạn nhất thời còn dạy học, ươm mầm tài năng âm nhạc mới là đam mê mà suốt cả cuộc đời tôi theo đuổi. Vì thế, dù bận đến đâu, tôi cũng chưa một ngày từ bỏ công việc giảng dạy, trau dồi chuyên môn.
Không ngừng cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc
- Thời gian và sức lực là có hạn, bà có bí quyết gì và lấy đâu ra năng lượng để có thể cùng lúc làm được nhiều việc đến vậy?
Trước đây, giờ hành chính tôi làm công tác quản lý còn dạy chuyên môn sẽ vào đầu giờ sáng từ 7h đến 8h30, sau 5h chiều hoặc những ngày cuối tuần. Buổi tối, tôi dành thời gian tham gia quản lý các chương trình biểu diễn của trường hay nghiên cứu khoa học. Nếu có chương trình tôi tham gia biểu diễn thì sẽ tập đàn sau 12h đêm hoặc buổi trưa.
Lịch thường xuyên kín đặc nhưng lao động trong ngành nghệ thuật ngoài sự vất vả còn có đam mê, niềm yêu thích nên mọi việc cứ thế cuốn mình đi không biết mệt mỏi.
GS. Trần Thu Hà biểu diễn cùng GS Ngô Văn Thành và GS Markus Stocker |
- Thưa bà, bà thường làm thế nào để có thể hỗ trợ tối đa cho học trò của mình?
Có một thầy giáo người Nga đã chia sẻ với tôi: “Không phải cứ chơi đàn hay là dạy đàn giỏi mà cần phải có quá trình.” Giống như người thầy thuốc làm sao xác định được thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân để kê đơn bốc thuốc, lên phác đồ điều trị chuẩn xác.
Nghề dạy nhạc cũng vậy, tôi thường đánh giá những ưu điểm và hạn chế của học trò để từ đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất cho các em. Đó cũng là cái nhạy cảm, kinh nghiệm của người thầy được tôi rèn qua năm tháng.
GS. Trần Thu Hà bên học trò và đồng nghiệp |
- Vậy nhìn lại chặng đường đã qua, điều gì khiến bà cảm thấy hài lòng và còn việc gì khiến bà vẫn mong ước thực hiện?
Là lứa học sinh thời kỳ đầu của Trường Âm nhạc Việt Nam, thời đó ai cũng mơ ước có một ngôi trường khang trang, hiện đại. Cho đến giờ nhìn lại, tôi cũng thấy hạnh phúc khi bản thân đã góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng trường và được làm công việc mà tôi đam mê cả đời là dạy học.
Thời gian tới ngoài việc tiếp tục giảng dạy, tôi còn mong muốn hiệu đính tuyển tập những bản nhạc viết cho piano có giá trị của một số nhạc sỹ Việt Nam. Trước đây do chép tay nên nhiều nốt không còn chính xác như nguyên bản. Tôi may mắn được nhiều nhạc sỹ trao cho bản gốc nhờ chơi nên tới đây sẽ tập trung thực hiện ra mắt tuyển tập này.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thái Trinh(thực hiện)