您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga_o xbet 正文

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga_o xbet

时间:2025-01-12 19:44:09 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga_o xbet

Ngày 4/10/1993,àynàynămxưaVụchínhbiếnrúngđộngnướo xbet 10 tiếng sau vụ tấn công bằng xe tăng vào tòa nhà quốc hội ở Moscow, cuộc đụng độ gây rúng động nước Nga kết thúc khi nhóm nghị sĩ nổi dậy, đứng đầu là Phó tổng thống Aleksandr Rutskoi, đầu hàng phe của Tổng thống Boris Yeltsin.

Nobel Hóa học 2018 vinh danh đột phá về thâu tóm sức mạnh tiến hóa

Vũ khí Nga ùn ùn tới Syria vào ban đêm

Mỹ dọa phá hủy tên lửa đạn đạo Nga

Nhiều người Nga vẫn chưa thể quên ký ức đau buồn về sự cố xảy ra cách đây đúng 25 năm. Họ thường gọi đó là "vụ chính biến 1993" hay "cuộc khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993", thay cho cuộc đối đầu bạo lực diễn ra đầu tháng 10/1993 tại Moscow, giữa một bên là các nhà lập pháp trong quốc hội với phe ủng hộ Tổng thống Liên bang Nga lúc bấy giờ Boris Yeltsin.

Quan hệ giữa tổng thống và quốc hội đã xấu đi nghiêm trọng suốt một thời gian dài, liên quan đến tiến độ cải cách, cũng như các phương thức xây dựng hình thái quốc gia mới.

Chính biến xảy ra ngay sau khi ông Boris Yeltsin ký sắc lệnh số 1400 về việc “từng bước cải cách hiến pháp” vào ngày 21/9/1993, giải tán Xô viết tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân. Tòa án Hiến pháp phán quyết tổng thống vi hiến và công nhận đó là cơ sở để có thể bãi nhiệm tổng thống, trao quyền lực tạm thời cho Phó tổng thống Aleksandr Rutskoy.

Sau kết luận của Tòa án Hiến pháp, ông Rutskoy chính thức nhận chức danh Quyền tổng thống. Đại hội cũng cử ra các gương mặt mới vào giữ các chức bộ trưởng then chốt trong chính phủ lâm thời như Victor Barannikov làm Bộ trưởng Quốc phòng, Vladislav Achalov giữ chức Bộ trưởng An ninh, Andrei Dunayev đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Nội vụ.

{keywords}
Tổng thống Nga Boris Yeltsin năm 1993. Ảnh: AP

Đáp trả, chính phủ của Tổng thống Yeltsin đã cắt đứt các đường dây điện thoại cũng như hệ thống cung cấp điện, nước từ bên ngoài vào tòa nhà Quốc hội Nga khi đó. Nước Nga bị đẩy vào tình trạng khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

Tính đến ngày 24/9/1993, ông Yeltsin đã điều 7 xe quân sự, chở đầy lính sư đoàn Dzerzhinsky bao vây tòa nhà Quốc hội. Trong những ngày sau đó, phe tổng thống tiếp tục triển khai các đơn vị quân đội, cảnh sát khép chặt vòng vây, giăng hàng rào thép gai kiên cố quanh tòa nhà tạo nên tình trạng "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Về sau, ông Rutskoy kể, vào thời điểm bị phong tỏa, có khoảng 10.000 người đang bám trụ bên trong tòa nhà. Họ không có cách nào tiếp cận với các nhu yếu phẩm, thuốc men và những thứ cần thiết khác được tiếp viện từ bên ngoài.

{keywords}
Ảnh: Tass

Ngày 28/9/1993, Moscow chứng kiến các vụ đụng độ đầu tiên giữa cảnh sát đặc nhiệm với những người tuần hành chống ông Yeltsin. Một ngày sau đó, Tổng thống Yeltsin và Thủ tướng Chernomyrdin ra tối hậu thư buộc đối phương phải đưa hết người ra khỏi tòa nhà trước ngày 4/10 và giao nộp vũ khí.

Đến ngày 30/9/1993, Giáo trưởng Aleksy II đứng ra làm trung gian hòa giải, kêu gọi hai bên đàm phán. Giáo trưởng kêu gọi phe của Tổng thống Yeltsin chấp nhận giải tỏa vòng vây vào 24h đêm cùng ngày, bãi bỏ sắc lệnh số 1400 trong khi Quốc hội hủy bỏ những văn kiện đã được Xô viết tối cao thông qua vào ngày 21/9.

Các cuộc thương lượng giữa các bên kéo dài tới tận ngày 2/10/1993, dù căng thẳng chưa lắng dịu. Lúc 13h cùng ngày, những người ủng hộ Xô viết tối cao bắt đầu tổ chức mít tinh tại khu vực Smolensky ở thủ đô. Rất nhiều người đã tham gia cuộc mít tinh. Cảnh sát bắt đầu mất khả năng kiểm soát tình hình một cách hòa bình nên đã xảy ra xô xát với những người mít tinh. 

Ngày 3/10/1993, khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Cuộc mít tinh của phe chống ông Yeltsin bắt đầu lúc 14h ở Quảng trường Tháng Mười, thu hút hoảng 10.000 - 15.000 người tham gia. Đám đông đã phá vòng vây của lực lượng đặc nhiệm cơ động và tiến tới tòa nhà Quốc hội để giải thoát cho trụ sở này.

{keywords}
Ảnh: Sputnik 

Gần 16h cùng ngày 3/10, Phó tổng thống Rutskoy ra ban công tòa nhà kêu gọi những người ủng hộ đánh chiếm Tòa thị chính Moscow và khu vực Tháp truyền hình Ostankino. Tới 17h, những người biểu tình đã xông vào chiếm giữ một số tầng của trụ sở Tòa thị chính Moscow. 

Gần 19h ngày 3/10/1993, đám đông thực hiện cuộc tấn công chiếm lĩnh Trung tâm truyền hình Ostankino. Đến 19h40, tất cả các kênh truyền hình ở Moscow đều ngưng phát sóng, trừ kênh Rossia. Lúc 22h cùng ngày, Tổng thống Yeltsin ra sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp ở Moscow và cách chức Phó tổng thống Rutskoy. Binh lính được lệnh tiến vào nội đô.

{keywords}
Tòa nhà Quốc hội bốc cháy sau khi bị xe tăng chính phủ bắn phá. Ảnh: Sputnik

Ngày 4/10/1993, lực lượng chính phủ bắt đầu chiến dịch triệt phá phe đối lập trong tòa nhà Quốc hội. Các loại vũ khí hỏa lực mạnh đều được sử dụng. Nhiều xe tăng được huy động tấn công tòa nhà. Gần 13h cùng ngày, những người bảo vệ trụ sở Xô viết tối cao bắt buộc phải tìm đường ra ngoài. Nhiều người trong số đó bị thương.

{keywords}
Ảnh: Sputnik

Đến 18h ngày 4/10/1993, phe chống Yeltsin tuyên bố đầu hàng. Đến 19h30 cùng ngày, đơn vị đặc nhiệm Alfa đã nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng. Ông Rutskoy cùng nhiều nhà lập pháp khác bị bắt giữ. Mãi tới tháng 2/1994, ông cùng các thủ lĩnh của chiến dịch chống Yeltsin mới được ân xá và trả tự do.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.