Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc cao nhất thế giới với tỷ lệ tính chung ở người trưởng thành là 23,ếtliệtNóikhôngvớithuốclátrongbệnhviệporto – arouca8% tương đương với 15,3 triệu người. Nhiều bệnh viện trên toàn quốc đang quyết tâm xây dựng môi trường không khói thuốc.
Ra quy chế phạt
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) quy định rõ những địa điểm cấm hút thuốc lá bao gồm Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục (trừ Trường cao đẳng, đại học, học viện); Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao…
Tuy nhiên, từ cổng cho đến cửa phòng khám của nhiều bệnh viện, thậm chí bệnh viện tuyến trung ương vẫn xuất hiện khói thuốc. Nhiều người phì phèo điếu thuốc đi dọc hành lang bệnh viện mà còn không biết môi trường bệnh viện không được hút thuốc.
Trước thực trạng này, các bệnh viện đang mạnh tay thực hiện nhiều biện pháp từ tuyên truyền, nhắc nhở cho đến thực hiện xử phạt để “xóa bỏ” khói thuốc.
Điển hình như tại bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân hay người nhà hút thuốc đều bị các nhân viên y tế nhắc nhở. Bệnh viện Việt Đức còn thực hiện quy định phạt 10 triệu đồng trích từ quỹ thưởng đối với khoa có đầu mẩu thuốc lá. Đội ngũ bảo vệ để bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân hút thuốc thì ca trực đó bị phạt 20 triệu đồng.
Tại Hà Tĩnh, Bệnh viện đa khoa Thạch Hà cũng quyết tâm thực hiện môi trường không khói thuốc. Bên cạnh nhắc nhở bệnh nhâ, người nhà không hút thuốc trong môi trường y tế, bệnh viện còn thành lập ban chỉ đạo, triển khai xây dựng kế hoạch, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, phổ biến thực hiện nội quy, thực hiện tốt công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền vận động.
Bệnh viện Thanh Hà cũng áp dụng hình thức cắt thi đua đối với cán bộ viên chức, khoa phòng có bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vi phạm. Các khẩu hiệu, pha nô, áp phích như: bệnh viện không khói thuốc; cấm hút thuốc lá tại các khoa, phòng... được đặt ở hầu hết trong khuôn viên, các khoa, phòng của Bệnh viện, những nơi dễ nhìn thấy và nơi nhiều người đi lại nhất.
Bác sĩ kiêm tư vấn cai thuốc lá cho bệnh nhân, người nhà
Dù chỉ là Trung tâm Y tế, nhưng tại huyện Châu Thành (Sóc Trăng) 100% cán bộ, nhân viên đăng ký thực hiện không hút thuốc lá. “Nói không với thuốc lá” còn được đưa vào quy chế cơ quan, là cơ sở để bình xét thi đua hàng năm.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, bảng cấm “không hút thuốc lá” và băng rôn “Bệnh viện không khói thuốc lá” được treo tại nhiều địa điểm tập trung đông người, như: cổng bệnh viện; phòng làm việc; khu vực khám bệnh và buồng bệnh. Các y, bác sĩ, cũng kiêm luôn trách nhiệm tư vấn về các phương pháp cai nghiện thuốc lá cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và cộng đồng.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng kêu gọi người dân, đặc biệt thế hệ trẻ hãy nói không với thuốc lá tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế gới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá.
Theo Bộ trưởng Tiến, thời gian qua, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% xuống 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh giảm được 18,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị cũng giảm được 6,5%.
Chương trình Phòng chống Tác hại của Thuốc lá: https://www.facebook.com/Vn0khoithuoc |
B. An(tổng hợp)