18h tối nay (5/8) tại Nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền,ĐiềuđặcbiệtởtriểnlãmHươnglụatháty le bong da truc tuyen nhóm họa sĩ Sắc lụa Việt gồm bốn họa sĩ: Nguyễn Thị Thiền, Tạ Hùng Việt, Đỗ Thu Hương, Hoàng Quốc Tuấn tổ chức triển lãm Hương lụa tháng 8, giới thiệu tới công chúng 40 tác phẩm tranh lụa.
Đây là triển lãm thứ 2, nhómSắc lụa Việttổ chức trưng bày các tác phẩm tranh lụa để nối dài tình yêu với dòng tranh đang ngày bị mai một.
Hoạ sĩ Đỗ Thu Hương sinh năm 1979, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ từng tổ chức nhiều triển lãm cá nhân, nhóm trong nước và khu vực.
Lần trưng bày này, hoạ sĩ Thu Hương cho biết ngoài tác phẩm về phụ nữ dân tộc còn có bức vẽ về các em nhỏ vùng cao, những học sinh trong kỳ học quân sự...
"Năm nào tôi cũng đi đến các vùng Tây Bắc để tìm kiếm tư liệu sáng tác. Trong quá trình đi thực tế, gặp những đứa trẻ dân tộc thiểu số thiếu thốn đủ điều, chúng nhặt đồ ăn thừa, hình ảnh đó khiến tôi xúc động và muốn lưu giữ lại bằng tranh", họa sĩ Thu Hương chia sẻ.
Các tác phẩm của họa sĩ Thu Hương đều vẽ theo lối truyền thống, rất tỉ mỉ, toan phải 100% là lụa. Sau bước tìm hình, lên hình trên toan, rửa đi rửa lại nhiều lần, thường họa sĩ phải mất một tuần hoặc cả tháng mới xong một bức.
"Chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi theo đuổi dòng tranh này vì kén người chơi, ít bán được. Vì thế nên hoạ sĩ vẽ dòng này ngày càng ít. Mục đích của nhóm Sắc lụa Việt nhằm gìn giữ và phát triển dòng tranh này. Mỗi người trong nhóm đều phải có nghề riêng để vừa nuôi sống bản thân, vừa theo đuổi đam mê", họa sĩ Đỗ Thu Hương chia sẻ.
Họa sĩ Nguyễn Thị Thiền sinh năm 1970, tốt nghiệp khoa Hội họa, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ từng tham gia triển lãm chuyên đề Tranh lụa toàn quốcnăm 2007, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc2005, 2010, 2015…
Vẫn trung thành với đề tài phong cảnh Hạ Long - quê hương họa sĩ với hình ảnh về các dân tộc sinh sống tại vùng Đông Bắc, Quảng Ninh. Họa sĩ thích khai thác các lễ hội văn hóa của các dân tộc thiểu số, lễ cưới, cảnh sinh hoạt của làng chài ở Quảng Ninh.
"Tôi từng đi từ thiện, dạy học cho em nhỏ ở làng chài. Chứng kiến cuộc sống sinh hoạt đời thường của họ, tôi đưa vào tranh. Ngoài ra, làng chài Vung Viêng, Cửa Vạn có khung cảnh rất đẹp, cuộc sống vất vả nhưng bình yên và đặc biệt họ rất thân thiện. Giờ cuộc sống của họ đã khác, tôi vẽ lại bằng ký ức có được", họa sĩ Nguyễn Thị Thiền chia sẻ.
Họa sĩ Tạ Hùng Việt sinh năm 1975, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Họa sĩ từng góp mặt trong nhiều triển lãm do Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Hà Nội tổ chức.
Ở triển lãm nhóm chung lần trước, hoạ sĩ vẽ về nhạc cụ dân tộc, lần này là tình cảm đôi lứa, các thành viên trong gia đình.
Hoàng Quốc Tuấn sinh năm 1990, tốt nghiệp ngành Hội họa của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Anh từng gia triển lãm Xuân 2022, Vòng lặp...
Mang đến triển lãm lần này, Hoàng Quốc Tuấn tập trung sáng tác về trẻ em và những thiếu nữ dân tộc Mông (Lào Cai), Dao (Hoàng Su Phì), Hà Nhì (Y Tý). Đây là những nơi mà anh đến từ hồi sinh viên, và trở lại nhiều lần để tìm kiếm tư liệu sáng tác.
Bộ tác phẩm gồm 14 bức của Hoàng Quốc Tuấn được đặt tên là Miền xa xứ lạ, thể hiện sự tương tư, nhớ nhung khắc khoải của tác giả về những vùng đất đã đi qua, người mà anh đã gặp.
"14 tác phẩm như dòng chảy thời gian, các giai đoạn cuộc đời của các cô gái mà tôi gặp. Đó là cô bé đang tuổi ăn, ríu rít như những chú chim trong tác phẩm Chú chim nhỏ, đến khi là thiếu nữ biết rung động, tương tư trong bức Tiếng nỉ non. Tiếp đó là giai đoạn chuyển mình trong cuộc đời của người phụ nữ là đi làm dâu ở xứ xa với hình ảnh cô dâu người Hà Nhi ở Bát Xát, Lào Cai. Cuối cùng là người phụ nữ sung túc bên gia đình, có chồng, có con...", họa sĩ Hoàng Quốc Tuấn chia sẻ.
Triển lãm kéo dài từ 5-14/8 tại Nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền (Hà Nội).
Hoạ sĩ Lý Trực Sơn: 'Mỗi bức tranh tôi đều vẽ với sự kính cẩn'"Người ta nói rằng tôi vẽ rất tự do nhưng thực ra tôi làm việc trong một kỷ luật thép. Mỗi bức tôi đều vẽ với sự kính cẩn, thậm chí vẽ đi vẽ lại nhiều lần, thậm chí trên chính nó', hoạ sĩ Lý Trực Sơn bày tỏ.