Người 40kg đẩy xe 100kg
Gần đây,ýdocụôngtuổidùnóikhôngrahơicũngphảiđạpxebántráicâkqbd u21 cộng đồng mạng lan truyền đoạn clip quay cảnh một cụ ông đạp xe bán trái cây giữa trưa. Trong clip, ông kể hoàn cảnh khó khăn của gia đình bằng chất giọng thều thào, không ra hơi. Nhiều tài khoản để lại bình luận thương cảm cho số phận vất vả của ông.
Cụ ông trong đoạn clip trên có tên Nguyễn Văn Chánh (83 tuổi, 1041/62/206 đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, uận 7, TP.HCM). Ông đang sống cùng vợ tại một phòng trọ nhỏ nằm trong hẻm sâu.
Giữa trưa, trong căn phòng trọ nóng hầm hập, ông Chánh nằm trên chiếc giường ọp ẹp. Trong khi đó, vợ của ông - bà Phan Hồng Phước (77 tuổi) nằm dưới sàn nhà.
Thấy có khách lạ đến nhà, bà Phước lật đật ngồi dậy. Ông Chánh vẫn nằm yên trên giường với vẻ mặt mệt mỏi.
Bà Phước xác nhận dù già yếu, bệnh tật nhưng ông Chánh vẫn đi bán trái cây. Tuy nhiên, một tháng ông chỉ bán 2 ngày. Ông thường đạp xe, đẩy xe trái cây đi bán vào ngày rằm và ngày ba mươi (Âm lịch) hàng tháng.
“Hai ngày đó, nhiều người mua trái cây để cúng nên bán buôn đắt khách hơn. Ông đẩy xe đi bán từ 6 giờ đến 11 giờ trưa thì về”, bà Phước cho biết.
Do nhiều bệnh tật nên ông Chánh không thể đi bán thường xuyên. Mỗi lần đi bán, ông phải đem theo thuốc và đeo ống thông tiểu bên cạnh.
Trước khi bán trái cây, ông Chánh làm nghề thu mua ve chai. Cách đây hơn 6 năm, ông lên cơn nhồi máu cơ tim. Sau khi xuất viện, ông không đi làm được nữa và chuyển sang công việc bán trái cây dạo.
Xe trái cây của ông Chánh có đủ loại từ dưa hấu, mãng cầu, chuối… Có lúc, xe nặng hơn 100kg mà ông vẫn gồng mình đạp qua lại trên con đường Trần Xuân Soạn.
Có lần, vì quá mệt, ông ngất xỉu giữa đường. Thấy vậy, người dân bế ông vào nhà, lau mồ hôi, thoa dầu… rồi gọi điện cho người nhà ra rước. Về nhà, bà Phước khuyên ông đừng đi bán trái cây nữa. Thế nhưng, ông vẫn nhất quyết đi bán cho bằng được.
Ông Chánh thều thào: “Lâu lâu, tôi mới đi bán một lần, xe nặng lắm nhưng tôi vẫn cố đạp. Tôi chỉ nặng có 40kg mà xe tới hơn 100kg”.
Nói đoạn, ông lại ngả lưng nằm xuống giường, lấy hơi thở hổn hển. Dạo gần đây, ông không nuốt nổi cơm, chỉ uống nước, ăn cháo, bún… tạm qua ngày.
Xoay xở đủ cách để không mang nợ
Vừa xoay cái quạt điện về phía giường của chồng, bà Phước vừa chia sẻ: “Nói cho đúng thì một tháng chỉ bán hai ngày nhưng lãi cũng khoảng 2-3 triệu đồng”.
“Bấy nhiêu cũng đủ cho chúng tôi đóng tiền trọ và mua thuốc cho ông ấy uống. Ông bán có lời là do được bà con thương tình, mua mà không trả giá. Có người còn cho thêm”, bà Phước nói thêm.
Tuy vậy, khi nhẩm tính, bà Phước vẫn nhận thấy mỗi tháng phải đóng 3,2 triệu đồng tiền trọ, 1 triệu đồng tiền khám bệnh, tiền thuốc, tiền ăn uống… Bấy nhiêu khoản phải lo, khiến vợ chồng già mất ăn mất ngủ.
Tiệm tạp hóa nho nhỏ của bà Phước cũng chỉ đủ tiền chợ. Gần đây, giá cả leo thang, tiền đi chợ bà cũng phải dè xẻn. Bà ưu tiên mua bún, bánh canh cho ông ăn, còn bà rau cháo gì cũng được.
Bà Phước nói: “Chăm ông cũng cực nhưng phải ráng, vợ chồng mà. Hồi còn khỏe, ông đối xử với tôi đâu có bạc, cũng nhẹ nhàng, quan tâm”.
20 năm rời quê lên TP.HCM kiếm sống, vợ chồng ông Chánh không dám mơ ước điều gì. Cả hai chỉ mong không phải nợ nần.
Ở quê không còn nhà cửa thế nên ông bà không nghĩ đến việc trở về. Lúc mới lên TP.HCM, nhà trọ cũ bị ngập nước, quần áo, giấy tờ của ông bà cứ theo đó mà trôi đi.
Không có giấy tờ tùy thân, ông bà không mua được bảo hiểm y tế. Mỗi lần khám bệnh, ông không dám mua thuốc ở bệnh viện mà chỉ dám ra tiệm thuốc mua một ít, uống cầm chừng.
“Ở bệnh viện, người ta bán theo toa một tháng, chúng tôi đâu có đủ tiền để mua. Chúng tôi đành ra ngoài mua khoảng một tuần thuốc thôi”, bà Phước nghẹn lời.
Ông bà không có con cái, chỉ có một người con nuôi khờ khạo. Dù nghèo khổ, ông bà vẫn cố gắng đùm bọc cho cậu con nuôi từ tấm bé.
Hơn 40 tuổi, con nuôi của ông bà chỉ biết nhặt ve chai kiếm sống. “Kiếm được bao nhiêu đâu, cũng chỉ đủ cho nó ăn uống qua ngày”, bà Phước thở dài.
Hàng xóm thấy ông bà khó khăn cũng quan tâm, lo lắng nhưng biết bao nhiêu cho đủ. Ở cái tuổi gần đất xa trời mà phải chạy ăn từng bữa, lại không có ai nương tựa, ông bà Chánh thường mủi lòng, khóc thương cho phận bạc.
Bà Phước thủ thỉ: “Số phần mình trời định như vậy, có buồn cũng không thay đổi được. Ước thì nhiều cái để ước lắm nhưng biết bao giờ mới được…”.
Thấy hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng ông Chánh, một số người dân đến thăm hỏi, tặng quà và tiền mặt. Năm 2021, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương kêu gọi trên mạng xã hội được 100 triệu đồng. Số tiền này chị Phương mua tặng ông bà chiếc ti vi và trao tiền mặt để ông bà trả được viện phí lúc ông nhập viện, tái khám và sống qua những ngày giãn cách xã hội. Mới đây, chị Phương tiếp tục quyên góp giúp ông bà thêm 50 triệu đồng nữa. Ông bà rất mừng khi nhận được sự quan tâm từ cộng đồng.
Vịnh Nhi
(责任编辑:World Cup)
Công an nổ súng phá trường gà, nhiều con bạc nhảy xuống sông
Alcaraz lần đầu vào chung kết Roland Garros, phá kỷ lục của Nadal
Chiến dịch tranh cử sau khi ông Abe Shinzo mất
Bất ngờ với ca khúc 'Khúc hát đôi bàn tay' của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Những ưu tiên hàng đầu trong chính sách chống dịch Covid
Thủ môn Bùi Tiến Dũng xúc động khoe con trai đầu lòng
Yếu tố giúp NATO thắng thế trong cuộc chiến Libya năm 2011
Ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ
David Beckham,Vua Midas của bóng đá Mỹ MLS
Có nên bán Toyota RAV4 2009 để đổi sang Hyundai Grand i10?
Lí do ngành công nghiệp vũ khí Đông Âu bất ngờ phát triển mạnh