Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bị kích ứng sau khi uống nước củ ráy.
Bệnh nhân có tiền sử bị ung thư tuyến giáp,ónênuốngnướccủráyđểchữabệkết quả giải bóng đá argentina đã phẫu thuật và đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Gần đây, bà được mách uống nước củ ráy tốt cho người ung thư, nên làm thử (thái mỏng củ ráy, đun sôi lấy nước uống).
Khoảng một tiếng sau khi uống nước củ ráy, bà bắt đầu có biểu hiện khó thở, đau miệng và cuống họng, tức ngực, mệt mỏi… Sau đó, bà được đưa đi viện cấp cứu.
BSCKI Hà Huy Mến, Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), cho biết, thời điểm nhập viện bệnh nhân có triệu chứng đau vùng miệng, họng, khó nuốt, khó phát âm, cảm giác khó thở, niêm mạc miệng, họng phù nề đỏ, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Nguyên nhân do trong củ ráy có chứa tinh thể canxi oxalat, chất này gây ra tình trạng kích ứng, bỏng da, sưng khi tiếp xúc, đặc biệt là phần lưỡi, miệng, môi… Rất may bệnh nhân bị kích ứng nhẹ nên sau 3 ngày điều trị đã khỏi bệnh ra viện.
Trong khi đó, một số trường hợp bị nặng có thể gây phù nề thanh quản, ngừng hô hấp, thậm chí tử vong.
Theo bác sĩ, ở một số nước châu Á, củ ráy được sử dụng để chữa một số bệnh như trĩ, viêm khớp dạng thấp, đau răng… Tuy nhiên, ở nước ta củ ráy ít khi được các bác sĩ y học cổ truyền dùng làm thuốc vì trong tự nhiên có nhiều vị thuốc thay thế an toàn và hiệu quả cao hơn.
Bệnh nhân ung thư nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa ung bướu, không tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chưa được khoa học chứng minh để tránh gặp phải những biến chứng không đáng có.
Công dụng chữa bệnh khác của củ ráy?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong củ ráy chứa khá nhiều chất có lợi cho sức khỏe như coumarin, saponin và flavonoid... Ngoài ra, nó còn có một số khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali, vitamin A, D2, retinol...
Củ ráy có thể dùng để chữa một số bệnh như bệnh gút, mụn nhọt…
Củ ráy có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cùng với các thành phần hóa học có thể giúp kháng viêm kháng khuẩn. Theo y học dân tộc, có một bài thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh gút là sử dụng củ ráy kết hợp với chuối hột.
Trong khi đó, củ ráy kết hợp với nghệ tươi cũng là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện để điều trị tình trạng mụn nhọt.
Một số lưu ý khi sử dụng củ ráy để chữa bệnh?
Theo Bệnh viện Vinmec, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì người dùng cần lưu ý một số điều sau:
- Do chất canxi oxalat có trong củ ráy khiến nó có thể gây kích ứng da, ngứa, đau với người dùng. Chính vì vậy, khi chế biến, sử dụng củ ráy tươi, bạn cần đeo bao tay để tránh động trực tiếp vào nó.
- Chất canxi oxalat dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín, chính vì vậy để bảo quản được lâu cũng như an toàn khi dùng, bạn nên chế biến củ ráy chín kỹ trước khi dùng.
- Củ ráy có tính hàn, vị nhạt không nên sử dụng cho người có thể trạng yếu, lạnh trong người.
- Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ có tác dụng với các bệnh nhẹ, giai đoạn đầu, ít có hiệu quả khi bệnh đã trở nặng.
- Tùy cơ địa mỗi người mà phản ứng với củ ráy cũng sẽ khác nhau, chính vì vậy cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy.
- Không nên ăn trực tiếp củ ráy tươi chưa qua chế biến kỹ bởi nó rất dễ gây rát miệng, cổ họng.