TheềulaođộngnghèolớntuổiởTPHCMbịlừamuaphiếulãnhquàgiảcai nha caio phản ánh của một số người dân trên địa bàn xã Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì… (huyện Hóc Môn, TP. HCM), đối tượng lạ mặt là phụ nữ, tiếp cận họ trong lúc đi chợ, buôn bán ở vỉa hè, ngoài đường.
Đến nay, ông Nguyễn Văn Sanh (74 tuổi, ngụ ấp 8 xã Xuân Thới Đông) vẫn tự trách bản thân sống hơn 70 tuổi còn bị lừa. Gia đình ông vốn khó khăn, tuổi cao sức yếu, vợ lại hay đau bệnh. Họ sống nhờ công việc bán bắp luộc ở vỉa hè.
Sáng hôm ấy, ông đang bán bắp như thường lệ thì một người phụ nữ tới, đưa cho ông xem tấm phiếu và xin đổi lấy 50 nghìn đồng.
“Tôi đọc phiếu thấy có quà là 5kg gạo, 1 thùng mì. Mấy hôm ấy xương khớp đau nhức, tôi tưởng “vớ bở”, có thể nghỉ ngơi vài hôm nên đã mua lại tấm phiếu. Ngày nhận quà, tôi bỏ cả việc bán bắp nhưng tìm mãi không ra địa chỉ như trong phiếu ghi”, ông Sanh buồn bã.
Cùng ở ấp 8 xã Xuân Thới Đông, bà Lê Thị Lan (66 tuổi) ứa nước mắt, ngồi thẫn thờ nhìn mảnh giấy đã mua với giá 50 ngàn. Bà Lan làm nghề lượm ve chai, vun vén lắm mới đủ ăn.
Hôm nhận được tấm phiếu từ người phụ nữ lạ mặt, trong túi bà chỉ còn 25 nghìn đồng. Thấy phiếu quà gồm cả gạo, 1 thùng mì và dầu ăn nên bà đã đi vay thêm 25 nghìn đồng để đổi.
“Hôm ấy tôi mà có tiền thì đã đưa thêm vì nghĩ thiệt thòi cho họ. Nào ngờ đạp xe đi kiếm cả buổi cũng không ra địa chỉ trên phiếu”, bà Lan xót xa.
Địa chỉ số nhà 150 đường Trần Văn Mười, xã Xuân Thới Đông ghi trên phiếu mua hàng không đúng. Thực tế, số nhà trên thuộc xã Xuân Thới Thượng.
Khi được hỏi về việc đổi phiếu lãnh quà, anh P. Đ. H. ở nhà số 150 cho biết, thời gian gần đây, có nhiều cô bác lớn tuổi tới nhà anh để xin đổi quà. Tuy nhiên, địa chỉ này vốn được anh thuê để kinh doanh quán cà phê, bản thân cũng không dư dả làm từ thiện.
“Khi tôi báo họ bị lừa, ai cũng buồn ra mặt mà tôi không cách nào giúp được”, anh H. chia sẻ.
Còn chị T. T. L. (SN 2001, ngụ xã Tân Thời Nhì) cũng vài lần được người quen trong xóm nhờ tra giúp địa chỉ trong phiếu lãnh quà nhưng không được. Họ đều là những người lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin.
Bà Hoàng Thị Lan, trưởng ấp 8, Xuân Thới Đông cho biết, ở địa phương thường xuyên tuyên truyền miệng, dùng loa phát thanh cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo tới người dân. Tuy nhiên càng ngày, phương thức lừa đảo càng tinh vi và đối tượng chúng nhắm tới chủ yếu là các cô chú lớn tuổi, không biết chữ nên việc tuyên truyền gặp không ít khó khăn.
Bị lừa 60 triệu đồng lần đầu đăng ký giải chạy marathonKẻ gian đã lợi dụng hình ảnh của một giải chạy marathon có thật để lừa đảo những người nhẹ dạ. Anh C.B. (ngụ tại Khánh Hòa) không phải là người duy nhất bị lừa.