Lee (15 tuổi) hầu như chưa bao giờ lấy tiền lẻ khi trả tiền xe buýt.
"Một túi snack ở cửa hàng tiện lợi cũng đã có giá hơn 1.000 won và tôi nghĩ lấy lại tiền lẻ cũng chẳng để làm gì khi chưa đến vài trăm won. Khi có những người đợi sau tôi để lên xe buýt,ônglấytiềnthừavìxấuhổởHànQuốgiải ấn độ tôi thậm chí còn cảm thấy xấu hổ khi đứng lại nhận tiền lẻ. Vì vậy, giống như tôi đang trả thêm chút tiền để tránh bị bối rối thôi", Lee cho biết.
Yoo (15 tuổi) đồng tình: "Khi tôi ngồi vào chỗ rồi, tiền lẻ mới nhả ra. Cầm theo tiền xu sẽ hơi gây ồn ào, nên tôi cũng không quan tâm".
Tại Hàn Quốc, với sự phổ biến của thẻ giao thông trả trước, nhiều thanh thiếu niên thậm chí không biết chính xác giá vé xe buýt và không quan tâm đến tiền lẻ, theo Korea Bizwire.
"Nhiều người trả 1.000 won và thậm chí không thèm lấy 450 won tiền lẻ", một tài xế xe buýt cho hay.
Theo nhiều chuyên gia, sự phổ biến của cuộc sống tiện lợi trong giới trẻ và sự sụt giảm giá trị của tiền xu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
"Nhiều người không mấy bận tâm đến chút tiền lẻ song họ nên biết rằng tích tiểu thành đại, tiền xu được tích lũy cũng có thể thành một khoản đáng kể", Lee Eun-hee, giáo sư khoa học tiêu dùng tại Đại học Inha, cho biết.
Trong khi một số người trẻ Hàn Quốc không xem trọng chút tiền lẻ khi mua vé giao thông công cộng, vẫn có những người đang cố gắng tiết kiệm từng chút trong bối cảnh lạm phát, bão giá.
Hồi tháng 7, thử thách không tiêu tiền từng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng, thời gian từ vài ngày đến nửa tháng. Họ hạn chế ra ngoài tụ tập, tự nấu nướng và cắt giảm nhiều khoản chi không cần thiết. Trên mạng xã hội, những từ khóa như "không chi tiêu", "thách thức không tiêu tiền" và "ngày không chi tiêu" có hơn 3.290 hashtag liên quan.
Theo Zing
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)