10x giành học bổng ngành Đạo diễn ở New York quyết mang “đất diễn” về VN_200.000 euro to vnd

Trước biên kịch không thể nói “không”

Lê Diệu My (cựu học sinh Trường PTLC Olympia) tự nhận mình là một người khá may mắn khi có cả bố và mẹ đều làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Tình yêu với sân khấu cứ thể nảy nở tự nhiên kể từ khi My chỉ là cô bé 8 tuổi.

“Hồi tiểu học,ànhhọcbổngngànhĐạodiễnởNewYorkquyếtmangđấtdiễnvề200.000 euro to vnd em thường tham gia trong dàn hợp xướng Sol Art. Vì còn quá nhỏ nên thầy cô chỉ để em tham gia một hai bài hát trong cả tiết mục dài. Khi ấy, em đã chủ động xin thầy cô cho em được tập tất cả các tiết mục để được hát trọn vẹn trên sân khấu. Có một điều gì đó cứ cuốn hút em vào các bài hát, vở diễn”.

{keywords}

10x giành học bổng ngành Đạo diễn ở New York quyết mang “đất diễn” về VN

Yêu thích nghệ thuật, bố mẹ để My thử sức với tất cả các lĩnh vực. Những năm cấp 3, My tham gia diễn kịch tương tác, thử sức với hùng biện, chơi thể thao, hát trong các sự kiện của trường hay đích thân tổ chức các sự kiện.

Đó cũng là khoảng thời gian My tự cho bản thân có nhiều khoảng trống để phát triển. “Em cứ làm thử nhiều thứ. Điều đó giúp em biết chắc chắn rằng bản thân mình muốn gì”.

Mẹ em luôn luôn nhìn cuộc sống bằng con mắt nghệ thuật. Nó giống như kiểu, mở mắt ra mọi thứ phải gọn gàng, vườn nhà lúc nào cũng ngập tràn hoa. Cuộc sống xung quanh mẹ đều có sự tôn trọng cái đẹp. Thế nên em nghĩ, “máu” nghệ thuật cứ ăn dần vào con người em ngay từ cách sống trong gia đình.

Năm lớp 10, khi nhà trường thông báo sẽ có thể làm một dự án nhạc kịch thay cho đêm nhạc thường niên như các năm khác để gây quỹ từ thiện, My đã liều mình đề đạt nguyện vọng được tự đạo diễn dự án mới này với thầy cô và ban lãnh đạo nhà trường để thử sức mình.

“Điều này chưa từng có trong tiền lệ vì chi phí cho một buổi nhạc kịch không hề nhỏ”. Tất nhiên, nguyện vọng này của My không được chấp nhận ngay lập tức.

Không bỏ cuộc, cô bé lớp 10 quyết tâm vạch ra kế hoạch cụ thể, lên kịch bản hoàn chỉnh để tiếp tục báo cáo với các thầy cô. Sự logic trong kế hoạch và sáng tạo về ý tưởng của My đã thuyết phục hoàn toàn được thầy cô trong trường. Vở kịch đầu tiên do một học sinh lớp 10 làm tổng đạo diễn từ nội dung đến cách trình diễn mang tên Mamma Mia đã ra đời.

Phải mất 7 tháng ròng rã My cùng hơn 100 học sinh khác tập luyện sau mỗi buổi học. Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ cho đến những phân cảnh cuối, My bị ngã trẹo chân và rất khó di chuyển.

“Khi ấy em đã phải đứng giữa hai sự lựa chọn là đứng lên đi tiếp hoặc từ bỏ. Thậm chí cô giáo em còn khuyên: “Con cần phải học cách nói ‘không’”. Nhưng chính tâm huyết với Mamamia đã giúp bản thân em hiểu rằng, em không thể nói ‘không’ trước nghệ thuật. Và lúc ấy em cũng dần nhận ra đam mê thực sự của mình".

Vở kịch đầu tiên do My đạo diễn đã diễn ra thành công và thu về một số tiền khá lớn. Sau sự thành công của Mamma Mia, ngôi trường nơi My theo học cũng quyết định xây dựng một khán phòng để học sinh có thể tự sáng tác, biểu diễn.

“Cũng chính từ giây phút ấy đã giúp em hiểu rõ ràng bản thân mình muốn là ai trong tương lai”, My nói.

“Không biết mình là ai, đó mới là nỗi sợ lớn nhất”

“Bước ra một đất nước xa lạ mà mình không biết mình là ai, em nghĩ đó là nỗi sợ lớn nhất. Vì vậy em luôn tự đặt ra mốc mục tiêu cho mình. Ví dụ, trong 3 năm cấp 3 em sẽ thử thật nhiều thứ để tìm ra đâu là thứ mình đam mê. Cho đến khi em biết được đam mê thực sự ấy là gì thì bản thân sẽ nỗ lực tuyệt đối để thực hiện hóa điều đó”, cô gái 18 tuổi bộc bạch.

{keywords}

Yêu thích nghệ thuật, My thử sức với tất cả các lĩnh vực.

Đam mê với nghệ thuật sân khấu, My quyết dồn toàn bộ số tiền 12 triệu đồng đi gia sư suốt nửa năm để mua 5 vé xem nhạc kịch broadway tại New York cho cả gia đình.

“Em không hề thấy tiếc vì nghệ thuật sân khấu tại New York thực sự là đỉnh cao. Nó kết hợp rất nhiều mảng từ văn học, ngôn từ, âm nhạc, hội họa, múa,… Ngay cả những đoạn chuyển cảnh cũng được tính toán tỉ mỉ, kỹ lưỡng và chính xác từng giây”.

Sự chuyên nghiệp, bài bản ấy đã khiến đam mê của My càng trở nên rõ ràng. Ngay khi trở về, My bắt đầu tìm hiểu về các trường đào tạo chuyên ngành Đạo diễn tại Mỹ.

“Quyết định 'apply' vào Trường Đại học New York University của em khá ngược với những điều bố mẹ mong muốn. Bố mẹ muốn em sẽ theo ngành Sư phạm hoặc Luật sư vì cho rằng học ngành Đạo diễn khá bấp bênh khi ở Việt Nam. Nhưng khi biết được đó là đam mê thực sự của em thì bố mẹ không cấm cản nữa.

Thậm chí bố mẹ còn giúp em có cơ hội được đứng lên sân khấu ngay từ đầu khi đã cho em đi học hợp xướng. Nó giống như thể bố mẹ là người hé cánh cửa và em là người “mở toang” cánh cửa ấy ra.

Ngày đến Trường Đại học New York University phỏng vấn trực tiếp, em thấy bản thân và ngôi trường này thực sự gắn kết như hai mảnh ghép”.

{keywords}

My quyết định apply vào ngành Đạo diễn của Trường Đại học New York University.

Kết thúc buổi phỏng vấn, giáo sư Mark Wing-Davey tại Trường Đại học New York University đã nói với My: “Bản thân em đã lớn hết cỡ trong ngôi trường cấp 3 của mình. Giờ đây, em cần đến một môi trường rộng lớn hơn để phát triển hơn nữa. Và New York là một nơi như thế”.

Sự quyết tâm, dám nghĩ dám làm và nhờ khả năng thực sự đã giúp cô gái nhỏ tự tạo ra cơ hội cho mình tại một ngành chưa từng có sinh viên Việt Nam theo học.

“So với những ứng cử viên bản xứ đã có nền tảng vững chắc và có trong tay trên 10 vở kịch thì em chỉ có  Mamamia - cũng là vở kịch đầu tiên em tự đạo diễn. May mắn, sự cầu thị và niềm đam mê đã tạo ra cơ hội cho em”.

“Đất chưa có thì mình tự tạo ra đất để phát triển”

Là những người trong ngành, chị Trinh Hương Lan – Giảng viên dạy Đàn nguyệt, Học viên Âm nhạc quốc gia Việt Nam, mẹ của Diệu My tỏ ra lo lắng khi con gái lựa chọn một ngành học còn ít “đất diễn” ở Việt Nam.

Mỗi lần như vậy, My đều tự tin nói với mẹ: “Nếu Việt Nam không có “đất”, con sẽ tự mang “đất” ở bên Mỹ về Việt Nam”.

My cho rằng, trong tương lai, nhu cầu về nghệ thuật sẽ tăng khi đời sống tinh thần phát triển. Vì vậy, khát vọng của cô gái 18 tuổi là khi trở về sẽ tạo ra một sân khấu nghệ thuật đúng nghĩa.

“Nghệ thuật sân khấu còn rất nhiều không gian để mình khám phá. Em rất tâm đắc câu nói: “Nếu nghệ thuật không để cho nhiều người hiểu được thì nó cũng chỉ là thứ vứt đi”. Vì vậy, em mong muốn sẽ làm ra những tác phẩm nghệ thuật mang tính phản ánh hiện thực, dễ hiểu và gần gũi với mọi người thay vì những thứ quá cao siêu”.

“Dù nghe nghệ thuật có thể là điều gì đó xa hoa, nhưng việc tô thêm màu cho cuộc sống chính là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi con người. Em mong muốn rằng, trong tương lai, sẽ có nhiều người đến Việt Nam để xem nghệ thuật sân khấu giống như mọi người đến New York để xem các show diễn”, My nói.

Thúy Nga

Nam sinh giành HC Vàng quốc tế biết tính số hàng nghìn từ khi 2 tuổi

Nam sinh giành HC Vàng quốc tế biết tính số hàng nghìn từ khi 2 tuổi

 - Theo lời kể của bố, Bùi Hồng Đức - nam sinh vừa giành Huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế - có thể đọc và cộng nhẩm số hàng nghìn từ khi mới hơn 2 tuổi.

Cúp C2
上一篇:Tâm sự của nữ giám đốc nuôi con trong trại giam
下一篇:Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 46 – Vì hòa bình 2019