Trong phòng bệnh Khoa Hồi sức tim mạch,ứcnởcầuxintriệuđồngcứumẹbang xêp hang c1 Bệnh viện quận Thủ Đức, tiếng tít tít của các loại máy móc kêu liên hồi khiến cho người ta cảm nhận rõ sự khẩn trương, gấp gáp trong từng thời khắc để níu giữ sinh mạng của những người đang điều trị.
Cô Trần Mỹ Nhung, mẹ của chị Nở đang nằm lặng im trên giường bệnh. Cơ thể gắn đầy máy móc. Bác sĩ chẩn đoán cô Nhung bị sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, tổn thương gan thận cấp, suy hô hấp, đái tháo đường tuýp 2. May mắn được lọc máu khẩn cấp, thở máy và điều trị tích cực mới có thể giữ được mạng sống.
Nhờ được lọc máu và điều trị kịp thời, cô Nhung đã vượt qua nguy hiểm. |
Thế nhưng chi phí cho đợt điều trị kéo dài này dự kiến lên tới 100 triệu đồng. Cả gia đình nhốn nháo đi tìm chỗ vay mượn, nhờ vả, gom góp lại cũng chỉ được 32 triệu đồng để đóng tạm ứng.
Chị Nở tâm sự: “Cha mẹ tôi có 3 đứa con. Anh cả sau tai nạn ngã từ trên cao năm 13 tuổi thì mất sức lao động. Hai chị em tôi đều lấy chồng xa. Chị tôi làm công nhân, còn tôi đi bán rau, mướn trọ ở TP.HCM.
Đợt này, cha mẹ tôi ở dưới quê Tiền Giang, vốn chỉ định đưa cháu gái lên đây để đi làm công ty, tiện thể thăm chị em tôi, xong xuôi sẽ về. Không ngờ bệnh đổ đến, cha con tôi lo đến mất ăn mất ngủ, nhưng vay mượn khắp mà cũng chỉ được hơn 30 triệu đồng”.
Chị Nở xót xa nhìn cơ thể mẹ gắn đầy máy móc, tay chân phải cột cố định. |
Trước đó, ở quê nghèo, chồng của cô Nhung có một lò rèn nho nhỏ. Thỉnh thoảng mới có người tới nhờ rèn cây dao, cái liềm, cũng chỉ được vài ba chục nghìn. Cô Nhung ở nhà phụ chồng, dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước, giặt giũ cho cả gia đình.
Người con trai cả không thể làm việc nặng nhọc. Anh có một chiếc xe honda cũ, dùng để chạy xe ôm. Khách hầu hết là người quen ở gần nhà, thu nhập chẳng đáng là bao. Gánh nặng kinh tế nuôi cả gia đình và chi phí ăn học của 2 cô con gái đều phải dựa vào người vợ làm công nhân.
“Chồng và các con tôi còn ở quê nội tận Vĩnh Long. Cuộc sống khó khăn, một mình tôi lên thành phố (HCM) mướn nhà trọ, ngày ngày đi bán rau ngoài chợ để kiếm thêm thu nhập. Chị gái tôi tuy lấy chồng trên này nhưng cũng chỉ làm công nhân, thu nhập ít ỏi, lo cho gia đình nhỏ đã chật vật lắm rồi.
Nghĩ đến mẹ vất vả nuôi 3 anh em. Lúc anh tôi gặp tai nạn, mẹ thức mấy đêm liền để chăm sóc, mà giờ anh em tôi chẳng lo nổi tiền viện phí. Tôi đau lòng quá!”.
Tay chị Nở vân vê góc áo, nước mắt ướt đẫm khẩu trang. Nhìn chị bỗng chốc như trở về một đứa trẻ không nơi nương tựa.
Chị Nở rất sợ mấy anh chị em không kịp kiếm đủ tiền để đóng viện phí cho mẹ. |
Để có 32 triệu đồng đóng tạm ứng viện phí, mấy anh chị em đã phải đi vay mượn khắp người thân quen. Số tiền sắp tới vẫn chưa biết phải làm sao xoay sở. Mấy ngày nay, cha chị buồn bã chẳng thiết ăn uống. Nếu không phải còn gia đình người con trai cả, có lẽ ông đã cầm cố hoặc bán căn nhà tạm bợ đang ở để có tiền cứu vợ. Nhưng nghĩ đến sức khỏe con trai, ông chẳng đành lòng.
“Từ lúc mẹ bị bệnh, sức khỏe cha tôi kiệt quệ. Đôi tai vốn đã hỏng một bên, giờ bên kia cũng lãng nốt, nhiều lúc nghe trước quên sau. Chúng tôi đều đang cố gắng đi làm tăng giờ với hi vọng có thêm tiền chữa bệnh cho mẹ, nhưng tôi sợ mẹ không chờ được”, chị Nở tâm sự.
Chứng kiến những giọt nước mắt bất lực của gia đình nghèo, các bác sĩ Bệnh viện quân Thủ Đức hi vọng thông qua bài viết trên Báo VietNamNet, sẽ có nhiều nhà hảo tâm gieo duyên giúp đỡ để cô Nhung tiếp tục điều trị bệnh.
Nhìn cơ thể bị phù nề của mẹ, chị Nở không thể cầm được nước mắt.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: