Triển lãm Gặp gỡ mùa thu vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM,ầytròhọasĩcùngGặpgỡmùket qua bong da han quoc đánh dấu cuộc hội ngộ của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp - đã ngoài 60 tuổi và 4 học trò: Trần Trọng Đạt, Ngọc Ánh, Hà Văn Chúc, Đoàn Tuyên đều bước sang cột mốc 40.
5 họa sĩ với 5 phong cách hội họa khác nhau, không chỉ về sắc màu, thời gian đến không gian, cảm xúc... Điểm chung gắn kết họ là tình thầy trò, bạn bè kéo dài suốt 2 thập kỷ.
Chia sẻ với VietNamNet, họa sĩ Ngô Đăng Hiệp xúc động khi có cơ hội triển lãm cùng các học trò mà ông dạy cách đây 25 năm. Trong số đó, có những người ông chỉ giữ liên lạc qua Facebook và chưa từng gặp lại.
Mỗi người có cuộc sống, công việc và gia đình với những suy nghĩ, lo toan riêng, nhưng niềm đam mê hội họa luôn cháy bỏng trong họ. Nhóm họa sĩ quyết định hẹn nhau một buổi triển lãm chung để ôn lại kỷ niệm.
"Tôi nghĩ tất cả đều xuất phát từ chữ 'duyên'. Các em mỗi người sinh sống một nơi, có em từ Hải Phòng vào, em khác lại ở Bình Dương, Lâm Đồng, Sài Gòn, riêng tôi ở Nha Trang. Đây là một buổi tụ hội sắc màu của thầy và trò, của những ân tình khiến tôi rất hạnh phúc", Ngô Đăng Hiệp nói.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi - giám tuyển triển lãm - nhận định mỗi họa sĩ có sự khác biệt về hướng đi, bút pháp, âm sắc thể hiện… tất cả tạo nên một bức tranh mùa thu đẹp, lãng mạn và thi vị.
Ngô Đăng Hiệp với tinh thần trong trẻo, tỉ mỉ, sâu sắc, cùng sắc màu chủ đạo là xanh dương, lá cây, tím hoa cà... tạo nên cảnh sắc thiên nhiên mê hoặc. Tranh của Ngọc Ánh chứa đựng sự tình cảm, nữ tính của người mẹ; Trọng Đạt với bút pháp mãnh liệt, ấn tượng; Đoàn Tuyên có khả năng bố cục thú vị; Hà Văn Chúc kỹ thuật tốt, phong cách giản dị mà sâu lắng.
Họa sĩ Ngọc Ánh - "bóng hồng" duy nhất trong triển lãm - bày tỏ hạnh phúc vì một cuộc gặp gỡ ý nghĩa trong hội họa. "Sau quãng thời gian dành cho cuộc sống mưu sinh, thầy trò chúng tôi lại gặp nhau. Mỗi người một phong cách, góp phần giúp không gian triển lãm thêm sống động, gần gũi và chân tình", cô nói.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 26/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Một phần doanh thu từ việc bán tranh được dùng để chia sẻ với người dân vùng bão lụt.
Một số tranh của các họa sĩ
Ảnh:HK, NVCC
Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽKhoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long.