Cụ ông U80 tự làm đám cưới vàng Ngày 27/2,ĐámcướivợchồngURướcdâubằngxeôtôđãimâmkhôngnhậntiềnmừsoi kèo tottenham hôm nay ông Nguyễn Ngọc Linh (75 tuổi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) cùng vợ là bà Phan Thị Lan (70 tuổi) lỉnh kỉnh đồ đạc, lên xe đi biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) hưởng tuần trăng mật. Hai ngày trước (25/2), vợ chồng ông Linh tổ chức đám cưới vàng, kỷ niệm 50 năm ngày cưới, gây xôn xao dư luận. Hình ảnh đám cưới của cặp đôi U80 được chia sẻ khắp mạng xã hội. Nhiều người gửi lời chúc phúc và ngưỡng mộ trước tình yêu của ông bà. Vợ chồng ông Linh không tham gia mạng xã hội. Thông qua con cháu, ông bà biết chuyện mình “đang nổi rần rần” trên mạng. Trao đổi với VietNamNet, ông Linh bày tỏ sự bất ngờ xen lẫn vui thích. Ý tưởng tổ chức đám cưới vàng được ông Linh ấp ủ từ 6 tháng trước. Ông chia sẻ mong muốn này với vợ và nhận được sự “nhất trí cao”. “Ngày xưa, gia đình tôi từ nơi khác đến Nghĩa Đàn khai hoang. Vợ tôi cũng theo bố mẹ đến đây lập nghiệp. Chúng tôi biết nhau và nảy sinh tình cảm. Đến năm 1974, khi cất xong nhà tạm, chúng tôi tổ chức đám cưới trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ. Lễ cưới diễn ra vào ngày 16/1/1974 âm lịch, trước sự chứng kiến của người thân và dân làng. Hôm đó, chúng tôi không có lễ phục để mặc. Sân khấu và phông màn dựng tạm bằng vách phơi lúa, rồi dùng chăn màn quây lại. Tiệc cưới đãi bà con bằng cơm độn sắn, không có tiếng nhạc xập xình. Dù vậy, mọi người rất đoàn kết, vui vẻ chúc phúc cho vợ chồng tôi”, ông Linh kể. Ngày 16/1/2024 âm lịch, tức ngày 25/2/2024 dương lịch là tròn 50 năm ngày cưới của vợ chồng ông Linh. Hiện tại, kinh tế gia đình ông Linh đã ổn định, 8 người con yên bề gia thất. Thế nên, ông bà quyết tâm làm đám cưới vàng để bù đắp những năm tháng thiếu thốn. Đây cũng là dịp để con cháu, họ hàng tụ họp ăn uống chung vui. Đãi 30 mâm, không nhận tiền mừng Để chuẩn bị cho đám cưới vàng, vợ chồng ông Linh cùng nhau đặt may lễ phục. Bà Lan chọn áo dài xanh, còn ông Linh mặc vest chỉnh tề. Ông Linh tự lên kế hoạch, bỏ tiền tổ chức tiệc cưới. Con cháu chỉ giúp đỡ, hỗ trợ một số công việc nhỏ. Do con cháu, họ hàng và bạn bè, hàng xóm tổng cộng hơn 300 người nên ông Linh làm 30 mâm cỗ. Ông không đặt món của nhà hàng, mà dùng “cây nhà lá vườn” để đãi khách. Ông Linh cho biết: “Chúng tôi dân quê, có gì đãi đó. Tôi bảo con cháu làm thịt con bê sữa 35kg, 1 con lợn rừng hơn 5kg, 40 con gà. Tất cả đều được đem nướng trên than hồng, rồi trải ra mâm đã lót lá chuối. Chúng tôi bày thêm vài chén nước chấm ở mỗi bàn. Thế là cỗ bàn cũng tươm tất, bà con dự tiệc ăn uống vui vẻ”. Ông Linh chỉ bỏ ra khoảng 40 triệu đồng đã có được lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới rình rang. Không chỉ vậy, ông còn thiết đãi con cháu, họ hàng, xóm làng bữa ăn miễn phí. Ông bà nhất định không nhận phong bì. Ông Linh cho rằng: “Khoảng 90% khách mời là con cháu, họ hàng thì lấy tiền làm gì. Mình đãi tiệc cưới để chung vui, đâu phải kiếm tiền”. Đặc biệt, đám cưới vàng của vợ chồng ông Linh được tổ chức đầy đủ nghi lễ. Trước cưới 1 ngày, ông Linh chở bà Lan về nhà ngoại. Hôm sau, ông cùng con cháu, họ hàng đi trên 25 chiếc ô tô đến rước dâu. Bà Lan bẽn lẽn nắm tay chồng, bước lên xe hoa. Người mẹ 90 tuổi của bà Lan một lần nữa chúc phúc cho con gái tuổi 70. Đoàn xe rước dâu rời nhà gái về đến hôn trường. Ông Linh dắt tay vợ lên sân khấu trong tiếng hò reo, pháo giấy rợp trời. Họ cùng trao nhẫn, cắt bánh kem, rót rượu… như một đám cưới thực sự. Ông Linh tâm sự, vợ chồng ông làm nông, chưa từng có suy nghĩ làm chuyện khác người. Đám cưới vàng của ông bà đơn giản là kỷ niệm 50 năm vợ chồng hòa thuận, vui vẻ. Vợ chồng ông đã trải qua không ít khó khăn, nhưng chưa lần nào tranh cãi hay bất đồng quan điểm. Đến tận bây giờ, ông Linh vẫn ngọt ngào, nói lời yêu thương trìu mến với vợ. Trước đám cưới vàng, ông Linh đã đặt sẵn khách sạn, cùng vợ hưởng tuần trăng mật ở Cửa Lò. Gian khổ đã qua, con cái trưởng thành, đây là lúc ông bà tận hưởng tuổi già hạnh phúc. Danh y được mệnh danh 'ông thánh coi mạch', truyền nghề nhân đức cho đời sauTài năng chẩn mạch, bắt bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là chữa được các bệnh nan y của danh y Nguyễn Tất Tái được truyền tụng khắp nơi. |