Chính phủ đã ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”... tạo nền tảng pháp lý để giải quyết việc làm,óachútrọngđàotạonghềchophụnữnôngthôntheođềákq bong da c2 đặc biệt cho lao động nữ nông thôn. Có thể nói, giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn luôn là việc làm cấp thiết, không chỉ để bảo đảm các mục tiêu kinh tế - xã hội trước mắt mà còn bảo đảm các điều kiện để phát triển bền vững.
Nhu cầu được đào tạo nghề của phụ nữ nông thôn là rất cao. Ảnh minh họa |
Xác định nhiệm vụ quan trọng đó, hằng năm, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh, các cơ sở hội khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nữ tại địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch, mở lớp dạy nghề phù hợp với từng đối tượng. Cùng với đó là phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ nông thôn thông qua các hoạt động: tập huấn, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ..., tạo điều kiện cho phụ nữ khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó họ có thể lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân và điều kiện gia đình, như trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, móc hộp sợi xuất khẩu, mây tre đan, thêu ren, đính cườm, tranh đá quý, nấu ăn, giúp việc gia đình...
Năm 2019, Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ tỉnh đã tổ chức dạy 30 lớp sơ cấp các nghề: Trồng cây lương thực, thực phẩm; chăn nuôi gia súc, gia cầm; móc hộp xuất khẩu; dịch vụ chăm sóc gia đình cho 900 học viên. Cùng với đó, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh tích cực liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị liên quan dạy nghề, giới thiệu, tạo việc làm cho lao động nữ. Đã có 19.690 lao động nữ được học nghề, gần 192.692 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ được tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và quản lý các nguồn vốn.
Sau học nghề, tỷ lệ học viên có việc làm trung bình đạt trên 85%. Trong đó, số người tự tạo việc làm tại chỗ từ nghề trồng trọt, chăn nuôi đạt tỷ lệ hơn 90%. Nhiều chị em còn mở rộng quy mô sản xuất, thành lập mô hình kinh tế tập thể.
Kim Anh