Thỉnh thoảng,ảdứarấttốtchosứckhỏenhưngaikhôngnênăbongdatructuyen.vn tôi bị nôn nao, khó chịu trong bụng khi ăn dứa, nhất là lúc đói. Trước đây tôi bị viêm dạ dày và phải uống thuốc điều trị. Đây có phải là lý do hay không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Thanh Nguyên, Kiên Giang). Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3, tư vấn: Theo y học cổ truyền, quả dứa (quả thơm) có vị chua ngọt, dùng để giải khát, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Do đó, có thể cải thiện sức khỏe ở người bị sốt cao, thiếu nước, say nắng... Dứa giàu chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể. Với chị em phụ nữ, dứa có tác dụng trong việc giảm cân và chống lại tích tụ chất béo trong cơ thể. Loại quả này có thể giúp giảm cân bởi lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ. Ngoài ra, ăn dứa sẽ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydrate, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể. Dứa cũng thường được nấu cùng các món xào hoặc nấu cá, giúp cơ thể hấp thu đạm nhiều hơn mỡ. Tuy nhiên, trong quả dứa có nhiều axit hữu cơ và enzyme bromelain có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn dứa khi đói, các chất này tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Ngoài ra, những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống co giật, thuốc benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng TCA cũng không ăn quá nhiều. Bromelain trong dứa có thể kháng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức. Những người bị ảnh hưởng sức khỏe nếu uống nhiều nước dừaNgười có huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường nên tránh uống loại nước chứa nhiều kali, đường. |