'Săn' học bổng đại học Trung Quốc ngày càng khó_tỉ số ac
Những ngày qua,ănhọcbổngđạihọcTrungQuốcngàycàngkhótỉ số ac trên một diễn đàn du học Trung Quốc với hơn 200.000 thành viên, chủ đề "trượt học bổng" thu hút sự quan tâm. Các bài đăng liên tiếp chia sẻ trường hợp của mình, xin tư vấn và tìm cơ hội khác.
Phương Linh, 18 tuổi, ở Hà Nội, có điểm học tập (GPA) đạt 9,2/10; chứng chỉ HSK 6 (bậc cao nhất) với 236/300 điểm và kỹ năng khẩu ngữ HSKK cao cấp 73/100 điểm, là một trong số đó.
Nữ sinh cho hay ngoài thành tích học tập, em còn là người sáng lập câu lạc bộ tiếng Trung ở trường cấp ba, từng tham gia trại hè và học một năm tiếng trực tuyến tại Đại học Tài chính Trung ương Trung Quốc. Dù vậy, nộp đơn xin học bổng vào bốn trường, Linh đã trượt ba.
"Em sốc. Em đã rất tự tin với hồ sơ, cố gắng trả lời phỏng vấn trôi chảy, đầy đủ. Hôm đó, các thầy cô cũng vui vẻ", Linh nhớ lại.
Mai Hoa, 22 tuổi, cũng mới nhận tin trượt học bổng CIS (dành cho các ngành ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc) hệ một năm của Đại học Sư phạm Hoa Đông và Ngoại ngữ Bắc Kinh. Hoa là cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung của trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, đạt GPA 3.8/4 và HSK 5.
"Em dự định tốt nghiệp xong là du học nhưng không ngờ trượt", Hoa nói.
Ứng tuyển học bổng CIS nhưng ở hệ thạc sĩ, Thanh Ngân, cử nhân Đại học Hà Nội, không được Đại học Thiên Tân chấp nhận. Trước đó, với GPA 3.5/4, chứng chỉ HSK 6 đạt 252/300 điểm và HSKK 71/100 điểm, Ngân nghĩ mình "chắc chắn đỗ".
Ba nữ sinh nói đã tìm hiểu kỹ trước khi ứng tuyển. Họ nhận định hồ sơ của mình tương tự, thậm chí tốt hơn nhiều ứng viên đỗ các năm trước nên bất ngờ khi trượt.
"Học bổng Trung Quốc năm nay có sự cạnh tranh khốc liệt", Linh đánh giá. "Dù còn chờ kết quả học bổng chính phủ Trung Quốc (CSC) từ Đại học Giao thông Bắc Kinh nhưng em không còn quá hy vọng".