Trong những năm gần đây,Đâylàlýdokhiếnnhiềungườivẫnthíchláixesốsànhận định croatia vs tây ban nha số lượng xe sử dụng hộp số sàn được bán ra đang ngày càng giảm dần, thậm chí nhiều dòng xe phổ thông đã "khai tử" phiên bản số sàn. Nguyên nhân một phần bắt nguồn từ sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi, khi xe số tự động đã trở nên rẻ hơn, dễ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
Xe số sàn đem lại cảm giác lái phấn khích hơn so với xe số tự động. |
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, xe số sàn vẫn có sức hút và có tệp khách hàng riêng. Dù số lượng xe số sàn có giảm dần nhưng loại xe này sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn trên thị trường. Đồng thời, có những thứ mà xe số tự động sẽ không thể thay thế được xe số sàn.
Dưới đây là 5 lý do mà xe số sàn vẫn thu hút được sự quan tâm, yêu thích của nhiều người:
1. Giá thành rẻ, dễ bảo trì
Với số đông người Việt Nam, ô tô vừa là phương tiện nhưng đồng thời vẫn được coi là một tài sản lớn trong gia đình. Việc lựa chọn xe số sàn với mức chi phí hợp lý là một giải pháp tiết kiệm của nhiều khách hàng.
Ở hầu hết các dòng xe phổ thông như hạng A, B hay xe 7 chỗ thì các nhà sản xuất vẫn duy trì phiên bản xe số sàn với giá bán rẻ hơn số tự động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền lớn ban đầu, với cấu tạo hộp số đơn giản thì việc bảo dưỡng, sửa chữa xe số sàn dễ dàng và chi phí thấp hơn nhiều so với xe số tự động.
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe số sàn rẻ hơn so với xe số tự động. |
2. Tiết kiệm nhiên liệu hơn
Theo công bố về mức tiêu thụ nhiên liệu của các hãng xe thì phiên bản số sàn thường tiết kiệm hơn từ 10-15% so với phiên bản số tự động cùng dung tích xy-lanh. Vì lý do này, xe số sàn là lựa chọn hàng đầu cho những hãng taxi và nhiều người chạy xe dịch vụ.
Tuy vậy, yếu tố này còn phụ thuộc vào từng tay lái và loại xe. Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô đã cố gắng thu hẹp mức tiêu thụ nhiên liệu giữa xe số sàn và số tự động, do vậy trong tương lai, đây không hẳn là yếu tố lợi thế quá lớn của xe số sàn.
3. Hiệu suất tốt hơn
Theo các chuyên gia về kỹ thuật ô tô, với cùng một dung tích động cơ, xe số sàn sẽ có hiệu suất sử dụng tốt hơn. Đơn giản là xe số sàn không phải chia một phần công suất của động cơ để chạy bơm dầu cho ly hợp và các bộ phận khác như xe tự động.
Ngoài ra, trong phân khúc xe phổ thông, xe số sàn cho khả năng tăng tốc nhanh hơn bởi xe số tự động thường phải mất một thời gian trễ để tính toán xác định đúng số và trượt biến mô. Trong khi đó, với xe số sàn hoàn toàn phụ thuộc vào thao tác của lái xe.
Xe số sàn có khả năng tăng tốc tốt hơn ở phân khúc xe phổ thông. |
4. Hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe
Có lẽ đây là lý do lớn nhất để nhiều người yêu thích và quyết tâm gắn bó với xe số sàn. Chế độ số tay đem lại cho người lái cảm giác kiểm soát chiếc xe một cách hoàn toàn và không bị "nhàm chán" như lái xe số tự động.
Tài xế là người tự đưa ra quyết định khi nào cần phải chuyển số để phù hợp với loại đường, tốc độ và mục đích lái xe, không bị phụ thuộc vào những thuật toán được lập trình sẵn như ở xe số tự động.
Với việc đạp côn, chuyển số,... lái xe số sàn sẽ cho cảm giác kiểm soát hoàn toàn được chiếc xe. |
Theo một số ý kiến, khi điều khiển xe số sàn, người lái phải sử dụng cả "tứ chi" nên cần độ tập trung cao hơn, giúp việc lái xe an toàn hơn. Ngoài ra, do có thể đạp côn cắt ly hợp bất kể lúc nào, do đó xe số sàn ít xảy ra trường hợp bị nhầm chân ga.
5. Tạo phong cách riêng cho người lái
Đối với người chơi xe, sử dụng xe số sàn là một cách để thể hiện được phong cách riêng. Khi mà mọi người đều sử dụng xe số tự động, những người lái xe số sàn sẽ trở thành “của hiếm”, tạo ra phong thái chuyên nghiệp hơn hẳn.
Trên thực tế, những người lái xe số sàn khi chuyển sang xe số tự động sẽ dễ dàng điều khiển. Trong khi đó, với những người đi quen số tự động sẽ cảm thấy rất khó khăn và lúng túng khi lái một chiếc xe số sàn.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lái xe số sàn: Các thầy dạy 'côn phanh dừng lại' có đúng với thực tế?
Khi học lái xe số sàn, đa số các thầy đều dạy “côn phanh dừng lại”, có nghĩa là khi dừng xe thì đạp côn trước, sau đó đạp phanh. Thế nhưng trên thực tế thì lại phải phanh trước. Vậy có mâu thuẫn không?