Cuốn sách “Những bài học ngoài trang sách” đã vinh dự nhận được Giải B,útlựctiềmẩntrongtráitimthầnđồngĐỗNhậsoi kèo torino vs Giải Sách Quốc gia lần 2. Đáng nói, cuốn sách được viết bởi một trong những cây bút nhỏ tuổi nhất – Đỗ Nhật Nam.
Cách đây 2 năm, Thái Hà Books xuất bản cuốn “Những bài học ngoài trang sách”. Đây là cuốn sách thứ 7 được viết bởi Đỗ Nhật Nam, lúc ấy là một cậu bé 16 tuổi. Cuốn sách đã tạo nên một “cơn sốt” không nhỏ trong cộng đồng những người yêu thích sách nói chung, những người ái mộ sách của gia đình Đỗ Nhật Nam nói riêng.
Trong cuốn sách, Đỗ Nhật Nam luôn nhìn vào điểm tích cực, vào lòng tốt và thiện lương ở mỗi người. |
Giờ đây, người ta không còn gọi Đỗ Nhật Nam là “thần đồng” nữa mà đã gọi cậu đã là một “người trẻ tài năng”, nhưng “Những bài học ngoài trang sách” của Đỗ Nhật Nam vẫn luôn nhận được sự yêu mến và trở thành người bạn thân thiết của không ít bậc phụ huynh, không ít em nhỏ.
“Những bài học ngoài trang sách” gồm 28 bài tản văn và thơ được viết theo phong cách tự truyện, cuốn sách ghi lại những cảm xúc, quan sát đầy tinh tế của Đỗ Nhật Nam về những người có ý nghĩa trong cuộc đời mình. Đó là ông bà, cha mẹ – những người thân yêu trong gia đình; là thầy cô, bạn bè – những người đã đến với Đỗ Nhật Nam theo một mối nhân duyên nào đó; là chị biên tập viên đã không quản ngại thời gian, công sức chăm chút cho những cuốn sách của Đỗ Nhật Nam, để cuốn sách nào trước khi đến tay bạn đọc cũng “tươm tất”, chỉn chu; và là cả những người lạ lùng nhưng tốt bụng mà em đã may mắn có cơ hội gặp gỡ nơi đất khách quê người… Tất cả đều mang đến cho Đỗ Nhật Nam những rung cảm nhất định, để cậu luôn thấy mình được yêu thương, và luôn sẵn sàng cho đi yêu thương.
"Người ta nói, càng đi xa ta càng hiểu giá trị của gia đình. Mình thấy đúc kết đó thật đúng. Có những điều khi còn ở nhà thấy quá đỗi bình thường, như bữa cơm mẹ nấu, như quần áo đã giặt rồi và gấp bỏ vào trong tủ, như một buổi cả nhà cùng nhau đi xem phim, dạo chơi… Vậy mà khi xa nhà, mới thấy chúng có “sức mạnh” đến nhường nào.
Bởi lúc còn bên gia đình, hầu hết mỗi người con đều vô tư đón nhận sự chăm lo của ông bà, cha mẹ mà không nhìn thấy những điều ẩn giấu phía sau.
Không biết rằng, phía sau nụ cười và câu hỏi: “Hôm nay con học có vui không?” là một ngày làm việc vất vả bươn chải của bố, là mẹ phải lao vội từ cơ quan đến trường đón con, là bao nhiêu mệt nhọc.
Không biết rằng, phía sau câu nói: “Cháu cứ đi chơi đi, ông bà ở nhà có buồn gì đâu” là nỗi lo đau đáu của ông bà. Đường xe đông đúc ồn ào thế, liệu cháu mình có được an toàn.
Không biết rằng, dù là ông bà, bố mẹ thì họ cũng chỉ là những người bình thường với muôn vàn nỗi lo âu, toan tính chất chồng…
Vì lẽ đó, trong những bài viết của mình về những người thân yêu trong gia đình, mình sẽ cố gắng khắc họa chân dung của mỗi người dưới góc nhìn giản dị và ấm áp. Ở đó là tổng hợp những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Mình coi cuộc đời của mỗi người là một trang sách mở. Mình giở mỗi trang sách và “đọc” để thu nhận về mình những yêu thương, những chia sẻ, đồng cảm chân thành.
Khi mình viết những dòng này, nơi mình ở đang là mùa đông lạnh giá. Phố xá lấp lánh trong ánh đèn chào đón Giáng sinh.
Mình đã trải qua ba mùa Giáng sinh ở nước Mỹ xa xôi. Nhưng dẫu được đắm mình trong ánh sáng những ngọn đèn lung linh huyền ảo giữa thành phố New York hoa lệ thì trái tim mình cũng không thể rung động bằng ánh lửa bập bùng từ bếp mẹ chiều cuối năm, từ hoa đào mong manh, từ gió xuân thì thầm mơn man…
Ký ức về những rung động bình dị nơi quê nhà ấy khắc dấu trong lòng mình. Đơn giản vì mình vẫn cảm nhận rất rõ “những bài học ấm áp” từ những người thân yêu trong gia đình
Nên trong tim mình, gia đình mãi tròn đầy…", Đỗ Nhật Nam viết.
Bố của Đỗ Nhật Nam chia sẻ, lòng bừng lên như nắng mới thêu khi nhận được tin cuốn tản văn “Những bài học ngoài trang sách” của con trai đạt giải B giải thưởng sách quốc gia năm 2019. |
“Với việc nhận được giải thưởng này, cuốn sách đã cho thấy “bút lực” tiềm ẩn trong trái tim mỗi đứa trẻ. Đỗ Nhật Nam cùng 7 cuốn sách của mình đã mạnh mẽ khẳng định rằng: Lứa tuổi nào cũng có thể viết sách, cũng có thể bộc bạch suy nghĩ, tình cảm của mình qua chữ viết và sẻ chia những suy nghĩ, tình cảm đó với những người xung quanh. Người 30 tuổi sẽ viết sách theo trải nghiệm của những người đã đi qua 1/3 cuộc đời. Người 50 tuổi sẽ viết sách theo trải nghiệm của những người đã đi qua không ít dâu bể, kinh qua không ít sóng gió. Và người lên mười hay 18, đôi mươi sẽ viết sách theo những trải nghiệm đã có ở đúng lứa tuổi của mình. Không có định tính “non nớt” hay “già đời”, viết sách nên được hiểu đơn giản là bày tỏ mọi thứ bằng lòng chân thành”, TS. Nguyễn Mạnh Hùng – CEO Thái Hà Books chia sẻ.
“Những bài học ngoài trang sách” phác hoạ chân dung những người đã cùng con vượt chặng đường gian khó những ngày tháng đầu con du học bên nước Mỹ xa xôi hoặc những người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tuổi thơ con.
Đọc lại từng trang sách ấm nóng, mình vẫn thấy bất ngờ về cách con nhìn nhận và đánh giá con người và sự việc. Cái cách nhìn nhận tuy còn những nét ngây thơ, trong sáng nhưng luôn ẩn tàng sự hài hước, dí dỏm mà không kém phần sâu sắc. Điều tuyệt vời nhất là con luôn nhìn vào điểm tích cực, vào lòng tốt và thiện lương ở mỗi người”, ông Đỗ Xuân Thảo – bố của Đỗ Nhật Nam chia sẻ.
Tình Lê
'Hùng Binh': Thời oanh liệt của cha ông trong việc giữ gìn quần đảo Hoàng Sa
"Hùng binh" - cuốn sách của tác giả Đặng Ngọc Hưng vừa đạt giải B Sách Quốc gia lần thứ 2 là tác phẩm dầy dặn trên 500 trang, dựng lại một thời oanh liệt của cha ông trong việc giữ gìn quần đảo Hoàng Sa.