Ngày 6/2,ựubinhViệtNamnhậnlạicuốnnhậtkývàbứcthưcủaTổngthốngMỹkq hoffenheim nhân dịp Tết Nguyên Đán, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã đến huyện Thường Tín, Hà Nội để trực tiếp trao trả cuốn nhật ký cho một cựu chiến binh Việt Nam - ông Vũ Đắc Tức.
Nhật ký của ông Tức được Thủy quân Lục chiến Mỹ phát hiện và thu giữ trên chiến trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 1967.
Ông Tức cùng người thân trong gia đình đã nhận lại cuốn nhật ký tại nhà riêng vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán. Đại sứ Knapper cũng trao cho ông Tức lá thư do Tổng thống Biden ký và bày tỏ cảm ơn ông Tức đã cố gắng tham gia một sự kiện trao trả kỷ vật tại Quốc Hội Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden vào tháng 9/2023.
Tại buổi lễ vào tháng 9 vừa qua, một người bạn cựu chiến binh của ông Tức, ông Nguyễn Văn Thiện cũng đã nhận lại cuốn nhật ký của mình bị thất lạc trong chiến tranh cách đây 50 năm.
Nhật ký của ông Tức và ông Thiện được phát hiện trong quá trình triển khai chương trình của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm hỗ trợ Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 và Bộ Quốc phòng Việt Nam tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
Trong quá trình hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ, đội ngũ nghiên cứu thuộc Trung tâm Ash của Đại học Harvard đã xác định được chủ nhân của những cuốn nhật ký này khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ lưu trữ để hỗ trợ Ban Chỉ đạo 515.
Sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với nỗ lực tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ của Việt Nam nằm trong khuôn khổ những nỗ lực xử lý hậu quả chiến tranh.
Chương trình này hướng tới mục đích đáp lại sự hỗ trợ và ủng hộ mà Chính phủ Việt Nam dành cho sứ mệnh tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tin trong chiến tranh trong nhiều thập niên vừa qua và nhằm giúp gia đình của nhiều người còn bặt tin khép lại sự mong ngóng, chờ đợi bấy lâu nay.
Các tài liệu thu giữ trên chiến trường, giống như cuốn nhật ký của các cựu binh Nguyễn Văn Thiện và Vũ Đắc Tức, thường được viết bằng tay, không còn nguyên vẹn hoặc đã bị hoen ố, hư hại bởi thời tiết và chiến tranh. Đặc biệt sau hơn nửa thế kỷ, mỗi tài liệu lại được truyền qua tay rất nhiều người. Ngoài thách thức về kỹ thuật để khôi phục lại thông tin, các cuốn nhật ký viết trên chiến trường còn sử dụng nhiều phương ngữ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam nên cũng tạo rào cản cho nhóm chuyên gia.
Các chuyên gia phải sử dụng ngôn ngữ học ứng dụng, lịch sử quân sự và dữ liệu phỏng vấn để tìm ra chính xác chủ nhân thực sự của cuốn nhật ký.