Nữ sinh 21 tuổi giành học bổng ngành Vũ trụ tại Pháp khi chưa tốt nghiệp_tỷ lệ kèo kèo nhà cái
Trịnh Hoàng Diệu Ngân,ữsinhtuổigiànhhọcbổngngànhVũtrụtạiPhápkhichưatốtnghiệtỷ lệ kèo kèo nhà cái 21 tuổi, là sinh viên ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Mới đây, cô gái Bình Định giành được học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ của Trường Sư phạm Paris thuộc Đại học Paris Sciences et Lettres. Đây là ngôi trường số 1 nước Pháp và đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2024, theo QS.
Diệu Ngân sẽ có 2 năm theo học ngành Khoa học Vũ trụ ở ngôi trường này với mức học bổng hỗ trợ. “Đây là cơ hội để em tiếp tục với niềm đam mê và tò mò về vũ trụ của mình”, Ngân nói.
Là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, ngày còn đi học tại đây, Ngân đã rất yêu thích môn Vật lý. Thông qua kiến thức của môn học này, nữ sinh có thể lý giải các hiện tượng tự nhiên liên quan đến Trái đất, vũ trụ. Nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu luôn thôi thúc Ngân tìm hiểu.
Để “giải mã” cho những thắc mắc ấy, Ngân tìm đến các hội nghị, hội thảo liên quan đến lĩnh vực khoa học vũ trụ. Chẳng hạn, ở Quy Nhơn có Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE), nữ sinh tham gia một vài lớp học về từ trường trong vũ trụ tại đây - nơi có chuyên gia từng làm việc tại NASA đứng lớp.
“Qua các giờ học, em thấy lĩnh vực này không hề xa vời”, Ngân nói. Ban đầu là tò mò tìm hiểu, dần dần, Ngân bị mê hoặc bởi các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ. Vì thế, trước ngưỡng cửa đại học, nữ sinh quyết định theo học ngành liên quan đến vũ trụ và vệ tinh.
Quyết định này của Ngân khiến nhiều người thân quen bất ngờ vì “ngành học này lạ, ra trường sẽ làm nghề gì?”. Nhưng nữ sinh lại cho rằng đây là ngành rất thực tế. “Những kiến thức sâu về lĩnh vực này có thể ứng dụng vào việc dự báo thời tiết, xem bản đồ, dự báo sạt lở, xói mòn, lũ lụt...”, Ngân nói.
Chương trình ở bậc đại học của Ngân kéo dài 3 năm, được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ngành này tập trung vào ba hướng chính, gồm vật lý thiên văn, viễn thám và công nghệ vệ tinh. Trong đó, Ngân có niềm đam mê lớn với khoa học hành tinh, lĩnh vực kết hợp giữa vật lý thiên văn và viễn thám.
“Trong quá trình học, em được tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết và cơ chế vật lý đằng sau những hiện tượng này. Từ đó, em khám phá nhiều hơn về những hiện tượng tương tự trên các hành tinh khác - dựa trên hiểu biết của mình về Trái đất, làm thế nào để giải thích, mô phỏng hoặc dự đoán về sự hình thành và phát triển của những thế giới khác ngoài kia”, Ngân chia sẻ.
Trường của Ngân mời nhiều giáo sư nước ngoài, đặc biệt là từ Pháp, về giảng dạy. Nhờ đó, sinh viên có cơ hội trò chuyện, kết nối và tìm kiếm cơ hội từ các giáo sư.
Nữ sinh cũng chia sẻ, ngoài việc học trên lớp, với ngành này, việc tự học rất quan trọng, chiếm khoảng 50%.
“Nếu chỉ học từ các bản trình bày thầy cô giảng dạy trên lớp sẽ không đủ. Sinh viên còn phải đọc và trau dồi thông qua tài liệu, bài giảng online từ những trường đại học top đầu thế giới, chẳng hạn như MIT hay Oxford, từ đó mở rộng thêm góc nhìn”, Ngân nói.
Sớm ấp ủ giấc mơ du học, từ năm thứ 2, Ngân đã tìm kiếm và giành được cơ hội đi thực tập 2 tháng tại Trung tâm Khoa học Lý thuyết Đài Loan (Trung Quốc), liên quan đến vật lý thiên văn tính toán. Đến tháng 4/2024, nữ sinh tiếp tục giành học bổng thực tập tại Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Marseille (Pháp) 4 tháng.
Trước khi tới Pháp, Ngân chỉ ấn tượng với đất nước này bởi những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. Nhưng khi có cơ hội được trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, cải thiện mô hình liên quan tới sự phát triển các thành phần hóa học có trong nước biển của các hành tinh khác trong hệ Mặt trời, nữ sinh càng ấp ủ ước mơ được sang Pháp học tập, nghiên cứu.
Tranh thủ thời gian thực tập, Ngân tìm kiếm cơ hội học lên bậc thạc sĩ tại Pháp. Trường Sư phạm Paris thuộc Đại học Paris là ngôi trường Ngân hướng tới bởi nơi đây có những “cây đại thụ” trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, đồng thời có những khóa học liên quan đến khoa học hành tinh, cụ thể là nghiên cứu lý thuyết về chất lưu.
Bắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ tháng 10/2023, sau đó trải qua vòng phỏng vấn xét tuyển, tháng 6/2024, Ngân nhận tin trúng tuyển vào ngôi trường này với học bổng toàn phần dù khi ấy cô vẫn chưa bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Chinh phục được ngôi trường top 1 nước Pháp, Ngân cho rằng ngoài điểm số và kinh nghiệm nghiên cứu, việc tìm hiểu kỹ về ngành học, ngôi trường và sự phù hợp với định hướng của bản thân rất quan trọng. “Điều này cần được thể hiện rõ trong bài luận và quá trình phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh. Ngoài ra, thư giới thiệu tích cực từ phía thầy cô đã hướng dẫn nghiên cứu trước đây cũng đóng vai trò then chốt”, Ngân nói.
Cuối tháng 8 này, Diệu Ngân sẽ sang Pháp. Hướng nghiên cứu của cô liên quan đến chất lưu. Theo Ngân, đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa trong việc cải thiện hiểu biết về khí quyển và đại dương trên các hành tinh khác, từ đó áp dụng vào các nhiệm vụ thám hiểm trong tương lai và nghiên cứu khả năng tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
“Nếu có cơ hội, em vẫn mong muốn tiếp tục học lên tiến sĩ, sau đó làm việc trong các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy tại trường đại học Việt Nam hoặc nước ngoài về lĩnh vực khoa học vũ trụ”, Ngân chia sẻ.
Trở thành thủ khoa trường Y sau khi bỏ một năm học ngành LuậtBỏ dở khi đang chuẩn bị bước sang năm thứ 2 ngành Luật, Hồng Ngọc quyết định thi lại, sau 4 năm giành danh hiệu thủ khoa đầu ra hệ cử nhân của Trường ĐH Y Hà Nội.