Rối loạn cương dương vì lỡ "nghiện" thuốc lá điện tử
Người đàn ông 33 tuổi,ữngsựcốkhôngngờvìthuốcláđiệntửkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia argentina ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng dương vật cương cứng nhiều giờ. Nói với bác sĩ Bệnh viện E khi vào viện, anh cho biết từng có nhiều năm hút thuốc lá điện tử, thế nhưng sau khi thử một vị thuốc lá điện tử mới đã xảy ra tình trạng khó hiểu này.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E, cho biết nam bệnh nhân bị rối loạn cương dương, buộc phải phẫu thuật cấp cứu để xử lý vấn đề "tế nhị".
Cũng là nạn nhân của thuốc lá điện tử, nhưng trái ngược với tình huống trên đây là anh H.L, 45 tuổi. Sau thời gian dài sử dụng, anh L. ngày càng "rối bời" khi "cậu nhỏ" trở nên khó cương cứng hơn.
Thấy "chuyện ấy" ngày càng tệ vì "trên bảo dưới không nghe", anh phải liên tục dùng các loại sản phẩm trợ giúp nhưng không cải thiện. Anh đi khám bác sĩ nam khoa, nhận chẩn đoán rối loạn cương dương do hút thuốc lá thời gian dài. Bác sĩ chỉ định cho anh sử dụng sóng xung kích tần số thấp nhằm kích hoạt lại mô cương ở "cậu nhỏ" kèm thuốc hỗ trợ cương nhằm tối đa hóa điều trị. Sau 3 tháng điều trị kết hợp với việc cai thuốc lá điện tử, anh mới dần tự tin trở lại.
Mối liên hệ trực tiếp giữa hút thuốc và rối loạn chức năng cương dương
Thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá điện tử (EDNs) là thiết bị sử dụng pin làm nóng dung dịch điện tử để tạo ra sol khí/khói cho người dùng hít vào, chứa chất tạo mùi, hòa tan trong Propulene Glycol hoặc/và Glycerin. Thành phần chính của dung dịch điện tử, bên cạnh nicotin, còn có propylene glycol và các chất tạo hương vị.
"Có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử, còn gọi là tinh dầu, và nhiều hợp chất khác có trong sol khí/khói tạo ra từ thuốc lá điện tử", thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E, cho biết hàm lượng nicotin trong thuốc lá điện tử cao hơn thuốc lá thông thường.
Đặc biệt, thuốc lá điện tử còn được pha chế thêm nhiều vị với các hương liệu khác nhau nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất lớn. Hút thuốc và rối loạn chức năng cương dương có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Hút thuốc lá làm tăng sự tích tụ mảng bám trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch.
Theo các chuyên gia, nicotin là chất kích thích mạnh có thể gây ra co các mạch máu. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến dương vật và gây rối loạn cương. Sức khỏe thành mạch là yếu tố then chốt giúp cho cậu nhỏ cương cứng theo mong muốn. Việc sử dụng thuốc lá điện tử thời gian dài khiến cho mạch máu ở "cậu nhỏ" kém đáp ứng cương hơn. Do đó, những thuốc hỗ trợ cương thời gian đầu có thể có tác dụng nhưng theo thời gian thì càng ngày càng kém hiệu quả, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề hơn.
Ngoài gây rối loạn cương dương, thuốc lá điện tử có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp như khó thở, ho, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi.
Các vấn đề về tiêu hóa cũng có thể xảy ra do sử dụng thuốc lá điện tử, phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa. Bộ Y tế cho biết y văn từng ghi nhận một số trường hợp viêm loét đại tràng do loại tuốc lá này.
Thuốc lá điện tử cũng có hại cho tim mạch như làm tăng huyết áp và đột quỵ. Đối với sức khỏe răng miệng, các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc bệnh nướu răng, sâu răng, mất xương quanh răng, các bệnh nha chu khác, tổn thương niêm mạc miệng, nhiễm trùng cao hơn nhiều so với người không bao giờ sử dụng.
Tránh dùng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tình dụcNgười nghiện thuốc lá thông thường không nên sử dụng thuốc lá điện tử để cai nghiện.
Để bảo vệ sức khỏe tình dục, người dân cần duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, phù hợp khả năng và tránh sử dụng các chất kích thích mạnh như thuốc lá điện tử, thuốc lá thông thường, thuốc lào.