Với mỗi tổ hợp,ôngthứctínhđiểmxéttuyểnvàoTrườngĐHBáchkhoaHàNộinănhan dinh nha cai điểm xét tuyển cũng có những cách tính khác nhau. Điểm xét tuyển theo mỗi phương thức đều làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.
Cụ thể, đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả của bài kiểm tra tư duy sử dụng một trong các tổ hợp BK1 (Toán - Đọc hiểu - Lý, Hóa), BK2 (Toán - Đọc hiểu - Hóa, Sinh), BK3 (Toán - Đọc hiểu, Tiếng Anh), tổng điểm được tính theo thang điểm 30. Cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = [(Phần Toán + Phần Đọc hiểu + Phần Tự chọn)] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Trong đó, phần Toán kéo dài 90 phút, gồm 2 bài tự luận và 25 câu trắc nghiệm, chiếm 15 điểm; Phần Đọc hiểu kéo dài 30 phút, gồm 3 bài đọc chiếm 5 điểm; Phần Tự chọn kéo dài 60 phút, trong đó, Tự chọn Lý - Hóa hoặc Hóa - Sinh mỗi môn 15 câu trắc nghiệm; Tự chọn Tiếng Anh gồm 50 - 60 câu trắc nghiệm. Phần này chiếm 10 điểm.
Thí sinh có thể xét tuyển bằng cả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và bài kiểm tra tư duy do Trường ĐH Hà Nội tổ chức
Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển không có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3)] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 50-60% tổng chỉ tiêu xét tuyển (dự kiến khoảng 7.420 chỉ tiêu) cho phương thức sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, 30 – 40% tổng chỉ tiêu sẽ dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm của bài kiểm tra tư duy. Thí sinh có thể xét tuyển bằng cả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và bài kiểm tra tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Thúy Nga
Theo quy chế được Bộ GD-ĐT đưa ra, kết quả bài thi tốt nghiệp THPT sẽ chiếm 70% điểm xét tốt nghiệp.