Là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới với những toà nhà cao chọc trời mọc san sát và một xã hội hiện đại luôn hối hả,ámpháchợTếtởtỷ số tây ban nha hôm nay tập nập với guồng quay làm việc chóng mặt, nhưng dòng chảy văn hoá Á đông vẫn đậm đặc và sâu lắng trong đời sống của người dân ở Hong Kong (Trung Quốc). Một trong những lễ hội được chờ đón nhất trong năm là Tết Nguyên đán - khoảng thời gian gia đình đoàn tụ, cùng thưởng thức những món ăn ngon và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, may mắn nhất sẽ đến trong năm mới. Phiên chợ Tết 30 cũng hối hả, đông vui với dòng người chen nhau mua sắm thực phẩm, đồ trang trí, cây cối, hoa quả... để chuẩn bị cho một cái Tết chu đáo và trọn vẹn nhất có thể. Dưới đây là những hình ảnh về phiên chợ ngày 30 tết ở North Point hay còn gọi là Bắc Cọp - là một trong những chợ dân sinh lớn nhất ở Hong Kong. 3. Một trong những phong tục lâu đời của người dân nơi đây là đến chợ mua một chậu hoa như quất, đào hoặc các loại hoa ly, cẩm chướng, lay ơn... với ý nghĩa cây cối sẽ đem đến luồng sinh khí và năng lượng tích cực cho năm mới. Một chậu quất mini giá tầm 600 nghìn tiền Việt Nam. 4. Cam, quýt - những hoa quả màu vàng - màu tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng là loại trái cây được bày bán nhiều nhất. 5. Hàu khô nấu với rau cải choysum là một trong tám món trong mâm cơm tất niên của người Hong Kong. Tất cả các món ăn đều có phát âm đồng nghĩa với những từ may mắn, sức khoẻ, phát đạt, sinh con đẻ cái..... Ví dụ, hàu khô có phát âm là “hou si” đồng âm với từ hou sih (phát đạt) theo tiếng Quảng Đông. 7. Cần tỏi, hành, mùi tàu... là những rau gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Hong Kong. Vào dịp Tết, những loại rau này được gói trong giấy đỏ để người dân mua làm quà biếu hoặc dùng trang trí trong căn bếp. 11. Hộp kẹo may mắn với hạt dưa đỏ, mứt sen, mứt bí, sô - cô - la tròn, các loại kẹo nhiều màu sắc... được người dân ở Hong Kong bày tiếp khách trong dịp Tết. Mỗi một thứ bánh kẹo được lựa chọn đều mang một thông điệp ý nghĩa. Nhiều người dân Trung Quốc dần thay đổi quan điểm Tết phải sum họp ở nhà bằng cách du lịch ở nước các nước láng giềng.1. Fai chun - tức là những lời nguyện ước được viết trên giấy màu đỏ hoặc vàng là một trong những đặc sản không thể thiếu trong phiên chợ Tết của người dân ở Hong Kong. Những lời chúc, ước nguyện đẹp đẽ này sẽ được treo lên cửa nhà hoặc phòng khách với những thông điệp về sức khoẻ, tình yêu, hạnh phúc, thành công trong năm mới. Chữ “Phúc” viết ngược có nghĩa là “phúc đáo”( may mắn đến nhà) là thông điệp được xin nhiều nhất trong dịp Tết. 2. Lai see hay còn gọi là phong bao lì xì là một trong những mặt hàng được bày bán nhiều nhất với đủ kích thước, hình dáng, màu sắc. Người dân ở Hong Kong thường lì xì cho em bé, người già, người độc thân, hoặc giúp việc, bảo vệ toà nhà, lao công, phục vụ... với mệnh giá 50 đô, 100 đô và nhất quyết không được có số “4” in trên tờ tiền. Bên cạnh đó, là câu đối, đèn lồng, tranh dán... với màu đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa. 6. Người Hong Kong rất thích quây quần bên nhau quanh nồi lẩu vào bữa ăn ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết. Vì vậy những nguyên liệu dành cho món lẩu cay Tứ Xuyên hoặc lẩu nấm, lẩu sữa... được bày bán nhiều ở sạp hàng đồ khô. 8. Turnip cake - hay còn gọi là bánh củ cải với nguyên liệu từ củ cải bào mỏng, thịt hun khói, lạp xường, tôm khô, nấm... là món bánh cổ truyền trong đêm giao thừa. Ngoài ra, một món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên là bánh trôi tàu hay còn gọi là “neen go”, mang ý nghĩa năm mới tấn tới.
9. Zong zi- loại bánh giống bánh chưng hoặc bánh tét Việt Nam. Gạo nếp được gói bên trong một lớp lá trúc hoặc lá sậy, sau đó đun sôi trong nước cho đến khi chiếc bánh chín và mềm. 10. Bánh bao, nến, nhang, đồ vàng mã... bày ban thờ cũng là mặt hàng bán chạy trong phiên chợ. 7 triệu người Trung Quốc du lịch nước ngoài 'trốn' Tết Nguyên đán