Nhà khoa học Nga gây sửng sốt vì tuyên bố tự phẫu thuật não tại gia_7m kết quả bóng đá

Michael Raduga,àkhoahọcNgagâysửngsốtvìtuyênbốtựphẫuthuậtnãotạ7m kết quả bóng đá nhà nghiên cứu người Nga không có bằng cấp về phẫu thuật thần kinh, kể ông đã mất hơn 1 lít máu khi tự thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép một điện cực vào não tại phòng khách nhà riêng ở Kazahstan.

Ông Raduga tiết lộ, mục đích của cuộc phẫu thuật là giúp ông một ngày nào đó có khả năng kiểm soát những giấc mơ của mình.

Theo trang Oddity Central, ông Raduga không phải là bác sĩ, nhưng là người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu giai đoạn, được quảng cáo chuyên tư vấn cho những người mới bắt đầu về cách có thể trải nghiệm các cảm giác “ngoài cơ thể" và “phép xuất hồn”.

Ông Raduga thu hút khá đông người theo dõi ở Nga. Nhiều người trong số đó ca ngợi ông dũng cảm vượt qua các giới hạn để đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, các bác sĩ giải phẫu thần kinh cảnh báo ông Raduga đang bước vào địa hạt đầy rủi ro. Trang Mail Online dẫn lời Alex Green, một chuyên gia tư vấn giải phẫu thần kinh tại Đại học Oxford (Anh) giải thích: “Việc tự phẫu thuật não là một việc làm cực kỳ nguy hiểm. Tất cả các biến chứng phức tạp có thể đã xảy ra. Ví dụ, nếu gây chảy máu từ tĩnh mạch vỏ não hoặc mạch máu trong não, ông ấy có thể bị đột quỵ với thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong”.

Bản thân ông Raduga thừa nhận, khoảng 30 phút sau khi bắt đầu tự phẫu thuật, ông đã sẵn sàng bỏ cuộc vì mất rất nhiều máu và sợ mình có thể bất tỉnh. Tuy nhiên, ông nói bản thân cuối cùng vẫn hoàn thành ca phẫu thuật, tắm rửa và làm việc trong khoảng 10 giờ liên tục mà không ai nhận ra những gì ông đã làm.

Nhà nghiên cứu Nga cũng không nói với ai về kế hoạch tự phẫu thuật của mình. Thay vào đó, ông chuẩn bị bằng cách xem hàng giờ cảnh phẫu thuật não trên YouTube và thử nghiệm trên một vài con cừu.

Khoảng 5 tuần sau ca tự phẫu thuật, ông Raduga phải vào bệnh viện để các bác sĩ lấy điện cực ra khỏi não của mình. Tuy nhiên, theo kênh Telegram của Trung tâm Nghiên cứu giai đoạn, ông vẫn đang tìm kiếm những người “sẵn sàng cấy ghép não để có giấc mơ sáng suốt, hiệu quả hơn”.

Mặc dù ông Raduga chưa đề cập đến bất kỳ tác dụng phụ nào của việc tự phẫu thuật, nhưng các chuyên gia phẫu thuật thần kinh khuyến cáo ông có nguy cơ mắc chứng động kinh về lâu dài nếu có bất kỳ vết sẹo nào gây ra cho vỏ não.

“Tôi rất vui vì mình đã sống sót, nhưng tôi sẵn sàng chết. Đối với nhiều người, việc tôi làm có thể sẽ đem đến một hình thức giải trí nào đó. Hãy tưởng tượng một người bị liệt không thể trải nghiệm bất cứ điều gì trong cuộc sống này và bây giờ chúng tôi tìm cách giúp anh ta đi vào giấc mơ, nơi mọi thứ đều có thể, từ quan hệ tình dục, ăn uống cho đến làm điều gì đó thú vị”, ông Raduga nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn mới đây.

Bí ẩn bộ não biến mất của cựu Tổng thống Mỹ Kennedy

Bí ẩn bộ não biến mất của cựu Tổng thống Mỹ Kennedy

Bộ não của John F. Kennedy ở đâu? Bí ẩn này đã khiến nước Mỹ hoang mang kể từ năm 1966, khi bộ não của vị tổng thống thứ 35 đột nhiên mất tích khỏi Cơ quan Lưu trữ Quốc gia.

Thể thao
上一篇:Chồng cũ vợ cũ người yêu cũ tập 33 Minh xấu hổ sau khi vượt rào với Hào
下一篇:Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra vị bia ngon hơn