XEM CLIP: Nam sinh Biện Nguyễn Khôi Nguyên trả lời chất vấn trong vai Bộ Trưởng LĐTB&XH
Nam sinh Biện Nguyễn Khôi Nguyên (học lớp 8A,àovaibộtrưởngnamsinhlớptrăntrởvềtrẻcóbốmẹxuấtkhẩulaođộlịch đá bong hôm nay Trường THCS Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong 5 học sinh của Hà Tĩnh tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì diễn ra ngày 28-29/9 tại Hà Nội.
Khôi Nguyên được chọn đóng vai Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH tại phiên họp "Quốc hội Trẻ em". Em từng đạt nhiều thành tích học tập nổi bật như: Thủ khoa cuộc thi "Olympic tiếng Anh trên mạng" cấp huyện các năm 2021-2023; Giải nhất môn tiếng Anh, giải khuyến khích môn Văn, Toán kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2023-2024; Nhận giấy khen "Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào hoạt động Đội, Sao" năm học 2023-2024; Giải nhất cấp cụm Liên hoan học sinh là Chỉ huy Đội giỏi cấp cụm năm học 2022-2023...
Ngoài ra, Biện Nguyễn Khôi Nguyên được nhiều người biết đến vì đã đọc hàng trăm cuốn sách lịch sử, gồm sách giáo khoa, quyển Thế giới 5.000 năm, sơ lược lịch sử Việt Nam, thế giới cổ đại và trung đại, lịch sử Liên Xô... Nhiều cuốn lên đến 500-1.000 trang.
Vừa qua, Nguyên được Huyện đoàn Cẩm Xuyên giới thiệu tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em". Qua các vòng xét duyệt, Nguyên được Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương phỏng vấn, chọn làm đại biểu chính thức.
Năm nay phiên họp với chủ đề "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường".
"Trước vòng phỏng vấn, em đã quay video vài phút nêu sự cần thiết có các văn bản về phòng chống bạo lực, phòng chống tác hại của thuốc lá trong học đường. Khi được chọn vào vai bộ trưởng, em vui mừng, hạnh phúc, ôm chầm lấy bố và nói "con làm được rồi", nam sinh cho hay.
Tới vòng chọn đại biểu chủ chốt (đóng vai chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch, bộ trưởng giả định...), đánh giá nam sinh có kiến thức rộng, ăn nói lưu loát, Hội đồng Đội Trung ương chọn Nguyên cho vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục. Tuy nhiên, chức danh này sau đó không có trong kịch bản, vì thế Nguyên được chọn đóng vai Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.
Suốt quá trình thử sức và được chọn vào vai Bộ trưởng giả định, Nguyên luôn có bố đồng hành và hỗ trợ. Anh Biện Văn Quyền (bố của Nguyên) cho biết, để con tự tin và có thêm kiến thức xử lý tình huống, anh đã lên mạng tìm các video họp Quốc hội cho con xem để hiểu về phiên khai mạc, chất vấn, bế mạc...
"Mình đã để con tập phát biểu rồi quan sát về tốc độ nói, cách phát âm, ngôn từ, diễn đạt. Chỗ nào chưa ổn, thì bố sẽ góp ý và hướng dẫn Nguyên", anh Quyền cho hay.
Nhờ chuẩn bị kiến thức và kỹ năng tốt, nên tại phiên họp thảo luận tổ giả định ngày 28/9, Nguyên được đánh giá cao khi "vào vai" Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.
Tại phiên thảo luận, nam sinh nêu vấn đề chăm sóc trẻ em ở các tỉnh miền Trung khi bố mẹ các em đi xuất khẩu lao động. Biện Nguyễn Khôi Nguyên cho rằng cần xây dựng môi trường gia đình đầm ấm, gần gũi, tình cảm, bố mẹ quan tâm, nêu gương cho con.
Về phòng chống tác hại thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường, Nguyên đề xuất tạo ra một trò chơi mô phỏng để học sinh thấy tác hại của thuốc lá tới cơ thể như thế nào, quán triệt không nên thử chất kích thích dù chỉ một lần.
"Hầu hết các bạn bị đối tượng xấu lợi dụng, dụ dỗ 'thử' dùng một lần cho biết thuốc lá điện tử là gì. Đó đều là những cạm bẫy kích thích sự hiếu kỳ. Các bạn nghiện thuốc lá điện tử thường do hiếu kỳ trước, sau đó mới đua đòi, dễ sa đà vào nghiện ngập trong một khoảng thời gian ngắn", Nguyên nhìn nhận.
Khi được một "đại biểu" chất vấn "Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã thực hiện những giải pháp cụ thể gì để góp phần giải quyết vấn đề bạo lực học đường", bộ trưởng giả định Khôi Nguyên trả lời: "Chúng tôi đã có tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để tiếp nhận ý kiến. Khi các em gặp vấn đề tâm lý, có thể nảy sinh bạo lực học đường, có thể được phát hiện sớm và phản ánh đến tổng đài, hoặc qua kênh thông tin của Trung ương Đoàn là tổ chức đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Từ đó chúng tôi sẽ có những trao đổi đến các cơ sở giáo dục, gia đình để giúp các em giải quyết".
Theo "Bộ trưởng", trường hợp người lớn bạo lực với trẻ em hoặc những vụ việc bạo lực liên quan trẻ em, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Bộ sẽ lên tiếng để các cơ quan chức năng ở địa phương, nhà trường kịp thời giải quyết và nhận được sự quan tâm hơn nữa của xã hội. Ngoài ra, Bộ sẽ tích cực tham gia công tác tư vấn tâm lý cho trẻ em, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực, trong đó có bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
"Chúng tôi đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường học, chuyên gia tư vấn tâm lý cho học sinh, hoặc xây dựng một cơ sở dữ liệu về chuyên gia tư vấn tâm lý để các em có thể tìm đến giãi bày khi cần thiết. Chúng tôi cam kết hoàn thiện các chính sách, giải pháp để bảo vệ trẻ em, đảm bảo học sinh được phát triển, hoàn thiện trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và không có bạo lực", Nguyên nói trong vai Bộ trưởng.
Nam sinh Biện Nguyễn Khôi Nguyên cho biết, được tham gia vào vai Bộ trưởng, nam sinh rất vui và coi đây là trải nghiệm quý báu, giúp em có thêm kiến thức, làm quen nhiều bạn mới.
"Ước mơ của em là trở thành một nhà ngoại giao giỏi", Nguyên cho hay. Cô Đặng Thị Hồng Anh, giáo viên chủ nhiệm của Nguyên cho biết: "Nguyên có thành tích nổi bật về ngoại ngữ, ngoài ra em có kỹ năng sống tốt và năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa".