设为首页 - 加入收藏  
您的当前位置:首页 >La liga >Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ_bóng đá tối nay 正文

Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ_bóng đá tối nay

来源:Xổ số 88编辑:La liga时间:2025-01-26 07:03:52

Việc gia đình ly tán là điều xảy ra phổ biến thời Chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1953. TheĐãtớilúctínhchuyệnđoàntụgiađìnhMỹbóng đá tối nayo tờ The Diplomat, ít nhất 10 triệu gia đình Triều Tiên đã bị ly tán. Những người này đều ở độ tuổi 70 hoặc 80. Nhiều người đã qua đời.

{keywords}
Gia đình ly tán là một vấn đề bi kịch. Ảnh: AP

Trong khi Triều Tiên và Hàn Quốc đã sắp xếp hơn 20 cuộc đoàn tụ gia đình kể từ những năm 1980 nhưng gần như chưa ai chú ý tới việc đoàn tụ người Mỹ gốc Triều Tiên với gia đình họ tại Triều Tiên.

Có tới 100.000 gia đình người Mỹ gốc Triều Tiên bị ly tán đang sống ở Mỹ.

Gia đình ly tán là một vấn đề bi kịch nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu với cả Triều Tiên và Hàn Quốc trong bối cảnh Triều Tiên bị trừng phạt quốc tế vì phát triển vũ khí hạt nhân. 

Mặc dù có chương trình đoàn tụ nhỏ được tổ chức sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un năm 2018, nhưng cuộc đoàn tụ chỉ dành cho công dân Triều Tiên và Hàn Quốc.

{keywords}
Ông Lee Soo-nam 76 tuổi và các bức ảnh thành viên gia đình bị ly tán còn ở Triều Tiên. Ảnh: AP

Năm 2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua một nghị quyết khuyến khích Triều Tiên cho phép người Mỹ gốc Triều Tiên gặp thành viên gia đình ở Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Triều Tiên thực hiện bước đi cụ thể để xây dựng thiện chí, đóng góp cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ tiến triển nào dành cho các gia đình bị ly tán của người Mỹ gốc Triều Tiên.

Theo thông tin trong nghị quyết nói trên, có Mỹ có 1,7 triệu người Mỹ gốc Triều Tiên. Theo số liệu thống kê lần mới nhất năm 2001, có hơn 100.000 thành viên gia đình bị ly tán ở Mỹ và con số này đã giảm mạnh vì nhiều người đã qua đời. Nhiều người Mỹ gốc Triều Tiên đang chờ cơ hội gặp họ hàng ở Triều Tiên lần đầu tiên trong hơn 60 năm.

Ông Kyung Joo Lee, người đã chạy khỏi Triều Tiên khi chiến tranh bùng nổ, giờ đã 91 tuổi và đang sống ở Annandale, bang Virginia. Ngày nào ông cũng cầu nguyện cho bốn anh chị em của ông được an toàn và sống tốt ở Triều Tiên. Ông nói: “Với tôi, thà không biết và không nghe tin gì về họ còn thoải mái hơn là nghe tin xấu và phải đau đớn vì họ”.

Một số người Mỹ đã tự tìm đường tới Triều Tiên, một trong số đó là Heang Ki Paik. Ông là giáo viên dạy taekwondo 69 tuổi sống ở San Francisco. Ông là con trai của một bà mẹ Triều Tiên và ông bố Hàn Quốc. Hai người kết hôn trước Chiến tranh Triều Tiên. Cha mẹ và 5 anh em ông đã chạy tới Hàn Quốc năm 1951, bỏ lại gia đình bên ngoại ở Triều Tiên.

{keywords}
Ông Yoon Heung-kyu 91 tuổi và một số món quà dành cho thành viên gia đình ở Triều Tiên trước chuyến thăm Triều Tiên để gặp họ năm 2018. Ảnh: AP

Khi mẹ ông qua đời, mẹ ông đã để lại cho ông địa chỉ của gia đình bà ở Triều Tiên. Khi ông Paik chuyển tới Mỹ sinh sống năm 1992, ông bắt đầu tìm gia đình bên ngoại.

Khi có một đoàn taekwondo từ Triều Tiên tới Mỹ, ông Paik đã làm quen với một trong số họ - Ung Chang, người đại diện Bình Nhưỡng tại Ủy ban Olympic Quốc tế. Ông đã nhờ tìm họ hàng của mẹ ở Triều Tiên. Ba tháng sau, ông nhận tin chú thím mình vẫn còn sống. Ba năm sau, ngày 22/10/2010, tại quê mẹ Nampo, ông Paik đã gặp gia đình bên ngoại và ở cùng họ ba ngày.

Không phải ai cũng may mắn như ông Paik. Nhiều người vẫn đang chờ đợi cơ hội cả đời.

Thời gian không còn nhiều với những người Mỹ gốc Triều Tiên lớn tuổi. Nhiều người trong số họ gần như đã từ bỏ hy vọng có ngày gặp lại gia đình trước khi chết, nhưng họ vẫn ước ao biết gia đình còn sống hay không và cầu nguyện được gặp họ một lần cuối.

Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai sắp được tổ chức tại Hà Nội ngày 27 và 28/2. Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên sẽ là trọng tâm hội nghị.

{keywords}
Ông Lee Soo-nam 76 tuổi và bức ảnh em trai ở Triều Tiên. Ảnh: AP

Tuy nhiên, theo ông Jina Kang, thành viên chương trình cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận Korean Americans in Action (KAA), phi hạt nhân hóa không nên là chủ đề duy nhất. Con đường tới phi hạt nhân hóa còn dài. Để nỗ lực phi hạt nhân hóa thành công, Mỹ và Triều Tiên cần xây dựng niềm tin vào nhau. Hợp tác trong các lĩnh vực khác ngoài phi hạt nhân có thể hỗ trợ quá trình đó.

Ví dụ, sau Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ nhất tại Singapore, việc Triều Tiên cho hồi hương 55 bộ hài cốt quân nhân Mỹ rõ ràng đã tăng lòng tin giữa hai quốc gia. Do đó, đoàn tụ người Mỹ gốc Triều Tiên với gia đình ở Triều Tiên sẽ là một cơ hội nữa để nâng cao niềm tin giữa hai nước.

Ông Jina Kang nhận định: Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là quan trọng, nhưng không phải vấn đề duy nhất. Cho phép các gia đình này đoàn tụ không chỉ hoàn thành nguyện vọng cả đời của các gia đình người Mỹ gốc Triều Tiên bị ly tán, mà còn thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa. 

Vấn đề đoàn tụ gia đình người Mỹ-Triều từng được nhắc tới nhiều năm trước đó. Theo Voanews, cản trở lớn nhất với cuộc đoàn tụ như vậy là căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Triều. Gần đây, khi quan hệ ấm dần lên, hy vọng bắt đầu nhen nhóm.

Theo Báo Tin tức

热门文章

    0.8341s , 6587.359375 kb

    Copyright © 2025 Powered by Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ_bóng đá tối nay,Xổ số 88  

    sitemap

    Top