Liên quan tới việc từ đầu năm học 2024-2025 đến nay,ưởngphòngGiáodụcThôngbáotuyểngiáoviênnhưnghiếmngườinộphồsơkq 888.net nhiều trường tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đang phải tạm dừng một số môn học, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, nguyên nhân là không có nguồn tuyển.
Theo ông Sơn, thực trạng thiếu giáo viên tại đây thường xuyên xảy ra. Đơn cử, năm học 2024-2025, toàn huyện còn thiếu 92 biên chế so với số lượng tỉnh giao.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đầu năm, tỉnh Thanh Hóa giao cho huyện 58 chỉ tiêu ký hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính Phủ. Tuy nhiên, huyện đã tổ chức tuyển nhưng chỉ được 25 giáo viên.
"Khi có chỉ tiêu, huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ. Nguyên nhân, do nguồn lực không có. Lang Chánh là huyện miền núi, tỉ lệ học sinh thi đậu đại học rất ít, ngành sư phạm lại càng hiếm.
Mặt khác, sinh viên mới ra trường ở dưới xuôi không muốn lên miền núi làm việc. Bên cạnh đó, khu vực miền núi khó khăn, vất vả và các chế độ đãi ngộ không cao. Cụ thể, lương của giáo viên miền núi chỉ hơn miền xuôi phụ cấp 0,1% mức lương cơ sở (tương đương hơn 234 nghìn đồng) nên không thu hút được người ứng tuyển”, ông Sơn chia sẻ.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, không chỉ huyện Lang Chánh, ở các huyện miền núi khác ở Thanh Hóa như Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát… cũng đang chung thực trạng khó tìm nguồn tuyển.
Có chỉ tiêu nhưng không tuyển được giáo viên
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và thực trạng nhiều trường đang phải dừng một số môn học, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh đã giao cho phòng giáo dục tiếp tục thông báo rộng rãi để tuyển hợp đồng lao động theo chỉ tiêu được giao.
“Đối tượng tuyển dụng vẫn hướng đến sinh viên mới ra trường và số giáo viên đã nghỉ hưu, còn đủ sức khỏe và tâm huyết với nghề. Song song với đó, chúng tôi sẽ bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp, dạy tăng tiết nhằm đảm bảo có đủ giáo viên dạy học theo chương trình”, ông Sơn cho biết.
Theo tìm hiểu PV, gần một năm nay, huyện Lang Chánh chưa cân đối được nguồn trả tiền dạy thêm giờ cho giáo viên, nên việc điều động dạy tăng tiết, thêm giờ rất khó khăn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều trường đang phải tạm dừng một số môn học.
Ngoài ra, kỳ 2 của năm học 2023-2024 (đầu năm tài chính 2024), Sở Tài chính không cấp ngân sách cho số giáo viên thiếu nữa, dẫn đến việc huyện này đang nợ tiền thêm giờ của giáo viên hơn 2,1 tỷ đồng. Đầu năm học 2024, dự kiến con số này lên tới gần 2 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, năm 2024, Thanh Hóa là địa phương được Bộ Nội Vụ bổ sung biên chế số lượng giáo viên nhiều nhất cả nước, với 2.700 chỉ tiêu. Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng đã quyết định cho phép tuyển dụng 3.800 giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ.
Đến đầu tháng 8, các địa phương đã tuyển được gần 4.000 giáo viên, số còn lại khó tuyển dụng, chủ yếu ở khu vực miền núi. Hiện các địa phương vẫn tiếp tục tuyển dụng.
"Việc tuyển đủ 6.500 giáo viên trong năm 2024 sẽ giải quyết được phần nào tình trạng thiếu giáo viên. Tuy nhiên, thực hiện việc này không dễ vì hiện nay nhiều địa phương, nhất là khu vực miền núi đang rất khó tìm nguồn”, ông Thức chia sẻ.
Về giải pháp, theo ông Thức, trong lúc chưa kịp tuyển dụng giáo viên, các huyện, phòng giáo dục cần bố trí giáo viên dạy liên trường, dạy liên cấp, dạy tăng tiết nhằm bảo đảm có đủ giáo viên dạy học theo chương trình mới.
“Để có nguồn tuyển, Sở GD-ĐT đã đặt hàng hai trường đại học có đào tạo giáo viên trên địa bàn, dự kiến từ năm 2025 nguồn tuyển sẽ dồi dào hơn”, ông Thức thông tin.