PGS.TS Mai Duy Tôn,ếncáotừchuyêngiađểtầmsoátđộtquỵbóng đá truc tiếp Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ là bệnh lý cấp cứu nguy hiểm, nhưng nếu được điều trị trong thời gian vàng, cơ hội cho người bệnh là rất tốt.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có khoảng 60% bệnh nhân sau đột quỵ trở lại cuộc sống bình thường. Trong số 40% còn lại, có khoảng 10% bệnh nhân tử vong, 30% là bị các di chứng tàn phế, gây ra những gánh nặng cho gia đình và xã hội.
"Để giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế do đột quỵ gây ra, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người bệnh đột quỵ phải được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời trong giờ vàng từ 4-6 giờ kể từ khi có dấu hiệu khởi phát đột quỵ đầu tiên", PGS Tôn khuyến cáo.
Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:
- Liệt mặt: Mặt không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, đặc biệt khi bệnh nhân nói cười.
- Yếu tay chân: Yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay lên cao, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có bất thường. Bệnh nhân không nhấc được tay, chân hoặc nhấc lên khó khăn, một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì.
- Nói khó: Hãy yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu bệnh nhân nói không lưu loát, đó là dấu hiệu bất thường.
"Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ nhanh nhất", PGS Tôn khuyến cáo.
Ngoài ra, chuyên gia này đưa ra 3 khuyến nghị để tầm soát, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ:
- Nên thường xuyên tập luyện, vận động, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập đạp xe, đi bộ, chạy bộ... đều rất tốt cho sức khỏe.
- Kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh (không nên ăn nhiều đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn...).
- Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ: tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…
Theo PGS Tôn, đến nay chuyên ngành đột quỵ của Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, ở một số bệnh viện tuyến tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam, đơn vị đột quỵ vẫn nằm trong chuyên khoa thần kinh, chưa hình thành các khoa hay trung tâm độc lập.
"Khoảng 50% bệnh nhân ở các khoa, trung tâm thần kinh là bệnh nhân đột quỵ. Nếu có khoa, trung tâm đột quỵ riêng biệt thì người bệnh sẽ hưởng lợi rất nhiều, được bác sĩ, điều dưỡng chuyên về đột quỵ theo dõi, chăm sóc 24/7.
Người bệnh khi vào cấp cứu, nếu được tiếp cận ngay bác sĩ chuyên khoa đột quỵ sẽ được điều trị chuyên biệt, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng và đặc biệt việc quản lý dự phòng cho bệnh nhân sau khi ra viện sẽ tốt hơn", PGS Tôn cho biết.
Trước đó, ngày 9/11, Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chuyên khoa và trí tuệ nhân tạo" do Hội Đột quỵ TP Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 với sự tham dự của hơn 2.700 đại biểu trực tiếp, với nhiều bài báo cáo về chẩn đoán điều trị, can thiệp mạch não và các kỹ thuật chuyên sâu về đột quỵ, có tính ứng dụng thực tiễn cao trong lâm sàng... từ các chuyên gia Việt Nam và quốc tế như Ý, Singapore, Ấn Độ, Úc, Pháp, Nga, Anh...
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai nằm trong danh sách 4 cơ sở y tế đứng đầu thế giới về số lượng chứng nhận Kim Cương của Tổ chức Đột quỵ thế giới qua chương trình Angels với 14 chứng nhận.
Chương trình Angels với mục đích giúp cho người bệnh được xử trí kịp thời và chuẩn mực nhờ việc tăng số lượng bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ với chất lượng được tối ưu hóa.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)