Sau sự việc nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở Hà Nội,ảitịchthuxeđánhvàokinhtếđểchamẹcóýthứcquảnlýtỉ số trận atletico Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Công an TP Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu công an thủ đô tập trung lực lượng, biện pháp điều tra, xác minh, khẩn trương xử lý nghiêm minh vụ việc trên, bảo đảm đúng người, đúng tội. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị xem xét trách nhiệm với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, theo đúng quy định của pháp luật.
Đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an lập tức nhận được sự ủng hộ lớn từ người dân. Nhiều người cho rằng nguồn cơn của vấn đề xuất phát từ nền tảng giáo dục yếu kém của gia đình, và việc xử lý thật nặng phụ huynh là biện pháp cần phải làm để giải quyết triệt để vấn nạn đua xe vốn đã là thứ "ung nhọt" nhiều năm qua của Thủ đô.
Ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an, độc giả Vu Quoc Chinh bình luận: "Hoàn toàn đồng ý với Đại tướng. Cần xử lý nghiêm người giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển. Cần tăng nặng trách nhiệm với trường hợp giao xe cho người thân, vì đã là người thân thì phải biết chắc chắn người đó không đủ điều kiện rồi".
"Chế tài xử phạt hiện nay vẫn là quá nhẹ. Cần phải tịch thu xe, buộc nộp phạt thật nặng thì bố mẹ mới có trách nhiệm quản lý con hơn. Đề nghị làm căng giống nồng độ cồn. Khi đồng tiền mất nhiều, đủ ngấm vào xương thịt thì phụ huynh mới có ý thức được", anh Duy Nguyễn tiếp lời.
Không chỉ đề xuất xử phạt nặng hoặc xử lý hình sự phụ huynh, nhiều độc giả còn cho rằng cần mạnh tay trong việc áp dụng các biện pháp thu giữ phương tiện là hành vi phạm tội, bất kể đó có phải tài sản của người phạm tội hay không. Anh Nguyen Dai Hung bình luận: "Ngoài xem xét trách nhiệm hình sự người đua xe và giao xe, cần tịch thu và tiêu hủy phương tiện. Lúc đó mới hy vọng kéo giảm tình trạng này".
"Tại sao không tịch thu luôn phương tiện của những đối tượng đua xe, gây bất an cho xã hội? Kể cả đó là phương tiện của cha mẹ thì việc họ vô tư giao xe cho con, không màng đến việc giám sát quản lý thể hiện sự hời hợt, vô trách nhiệm với xã hội. Họ cứ vô tư lỳ ra, bỏ mặc hậu quả để xã hội phải gánh lấy.
Tôi cho rằng cách tốt nhất để họ có trách nhiệm không gì khác ngoài tịch thu, tiêu hủy hoặc bán xung công quỹ tài sản vi phạm. Khi đó, chắc chắn họ sẽ có biện pháp quản lý con cái và tài sản ngay lập tức", chủ tài khoản HAE tiếp lời.
Độc giả có nickname Thủy BIM bình luận dưới góc độ quan điểm tương tự: "Cần phạt nghiêm minh chủ phương tiện dù chủ phương tiện biết hay không để răn đe các trường hợp khác, từ đó buộc người dân phải tự có ý thức quản lý tài sản có liên quan tới mình".
"Nếu đoàn 30 xe thì đối tượng tham gia phải hơn 30, đề nghị cơ quan công an làm thật quyết liệt, tóm hết các đối tượng và xử lý nghiêm. Nếu chỉ bắt 10 đối tượng và "để xổng" phần còn lại, những thành phần này vẫn sẽ "nhờn", coi thường pháp luật.
Tiếp đó, phải xem xét trách nhiệm hình sự của cả cha mẹ những đối tượng tham gia đua xe, đồng thời đánh giá lại, có văn bản hướng dẫn để làm cơ sở xử lý hành vi đua xe gây tai nạn chết người là hành vi có dấu hiệu của tội Giết người", độc giả Nguyễn Văn Tạo kiến nghị.
Chung cảm giác bức xúc, bạn đọc Hoàng Long viết: "Con tôi ở nhà rất ngoan, đây là câu nói thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của cha mẹ. Không thể cứ đẩy trách nhiệm giáo dục cho xã hội mà cần phải gắn chặt trách nhiệm của cha mẹ với con cái bằng cả luật pháp".
"Gia đình giáo dục thực tế cho thấy không có hiệu quả. Cần có chế tài thật nặng với phụ huynh, vấn đề tự khắc được giải quyết. Còn theo tôi, cơ hội hoàn lương cho tội phạm vị thành niên là không cần thiết bởi ngay cả việc cha mẹ đi tù, tài sản gia đình "đội nón" ra đi, thậm chí bản thân có nguy cơ vướng lao lý cũng không làm chúng run sợ. Chúng vẫn sẽ tái phạm và lần sau sẽ nghiêm trọng hơn lần trước thôi", chủ tài khoản JinSheng1990 bình luận gay gắt.
Xử lý tài sản là phương tiện phục vụ cho hành vi phạm tội như thế nào?
Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng trong vụ án hình sự được hiểu là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Về nguyên tắc xử lý vật chứng, thẩm quyền giải quyết vật chứng tại các giai đoạn khác nhau của vụ án thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng tương ứng của giai đoạn đó, bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án.
Theo khoản 2, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy. Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
Vật chứng nếu không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, người có thẩm quyền có quyền trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải vật chứng hoặc trả lại vật chứng cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.
Đối với vụ án xảy ra tại Hà Nội, xe máy có thể được đánh giá là vật chứng, là công cụ phạm tội trong vụ án có dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng và Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Do đó, trước mắt, cơ quan có thẩm quyền có thể tạm giữ phương tiện để phục vụ cho hoạt động giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng.
Quá trình giải quyết vụ án, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy việc thu giữ vật chứng không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án và thi hành án, người có thẩm quyền tại các cơ quan này có quyền trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Trong trường hợp vật chứng được xác định là công cụ, phương tiện phạm tội, những phương tiện này có thể bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy.