发布时间:2025-01-13 02:26:09 来源:Xổ số 88 作者:Thể thao
- “Hậu ly hôn,ôndạyconnóixấubốhaymẹchỉkhiếnchúngtổnthươfeyenoord vs ajax người làm bố, làm mẹ đừng nghĩ rằng, nếu mình giáo dục cho đứa con nói xấu, nghĩ xấu về đối phương thì sau này nó sẽ có hiếu với mình” - GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển, khẳng định.
Liên quan đến sự việc gây ồn ào trên báo chí và mạng xã hội của chị Hoàng Thu Hiền và anh Phạm Gia Trí, VietNamNet đã trao đổi với GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển.
Trong vụ việc này, sau ly hôn, người vợ lên mạng xã hội chia sẻ về chuyện bị chồng cũ đe dọa, đối xử tệ bạc trong những năm sống chung. Chị cũng bức xúc chuyện chồng cũ ngăn cản chị trong việc thăm nuôi 2 con (hiện đang sống cùng bố) và khẳng định gia đình chồng cũ đã nhồi nhét vào đầu con trẻ những ý nghĩ xấu về mẹ.
Chồng cũ của chị Hiền, anh Phạm Gia Trí phủ nhận việc ngăn cản vợ cũ thăm nuôi con và nói xấu vợ cũ với các con.
GS.TS Lê Thị Quý |
Về việc này, GS.TS Lê Thị Quý cho rằng, tất cả những thông tin trên đều là thông tin một chiều, chưa có sự kiểm chứng.
Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh, cả hai người nên dừng việc “gây chiến” trên mạng xã hội, bởi lẽ càng đưa thông tin thì càng phải tìm cách chứng minh mình có lý và lên án người khác. Việc này chỉ khiến sự rạn nứt bị khoét sâu thêm và có thể dẫn tới kết cục không kiểm soát được.
“Tôi đọc các bài viết và thấy cả hai đều nói tốt cho mình. Các nghiên cứu về ly hôn đều chỉ rõ, ly hôn do nhiều nguyên nhân. Có khi cả hai đều là người tốt nhưng vì cuộc sống không phù hợp và hạnh phúc nên phải ly hôn.
Dù sao những nguyên nhân chủ quan vẫn là cơ bản, các cặp vợ chồng cần nghiêm túc nhìn nhận về mình để rút kinh nghiệm, đừng chỉ nhìn thấy lỗi của người khác”.
Bà cho rằng, để đi đến quyết định ly hôn nghĩa là cả hai đều đã trải qua một thời gian tổn thương kéo dài, làm khổ những đứa con.
Bà nói thêm: “Một điều đáng suy nghĩ là khi làm đám cưới người ta tổ chức trang trọng, vui vẻ, bao người đến chúc mừng vậy mà ly hôn thì phải ra tòa, buồn bã, giấu giếm, xem như là chuyện đáng xấu hổ. Chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ này vì ly hôn không phải là việc xấu.
Ở phương Tây, người ta nhìn nhận ly hôn như là một “tai nạn” trong hôn nhân chứ không phải là chuyện gì quá khủng khiếp. Chỉ vì không hợp nên 2 người không thể sống với nhau.
Bởi vậy, sau ly hôn, nhiều đôi tìm cách dung hòa, coi nhau như bạn bè, vẫn đối xử với nhau rất văn minh. Họ cùng nhau có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái. Họ vẫn nói tốt về nhau và dạy con tôn trọng đối phương.
Thậm chí, ở Nhật sau khi ly hôn, người ta còn tổ chức Lễ trả nhẫn, thể hiện sự tôn trọng nhau sau khi đã từng đi chung một đoạn đường dài”.
Sau ly hôn, cha mẹ nên quan tâm đến sự giáo dục, nuôi dạy các con để chúng có sự phát triển toàn diện bởi việc không được sống trong gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ đã là điều quá thiệt thòi đối với các em.
“Việc giáo dục trước hết phải bằng tấm gương của cha, mẹ . Nếu mẹ gặp con nói xấu bố, bố gần con lại nói xấu mẹ, thì đứa trẻ sẽ đau đớn hơn rất nhiều lần. Chúng sẽ không còn cảm phục hay tôn trọng ai nữa. Những người làm bố, làm mẹ đừng nghĩ rằng, nếu mình giáo dục cho đứa con nói xấu, nghĩ xấu về đối phương thì sau này nó sẽ có hiếu với mình”, bà nói.
Bà cũng đưa ra lời khuyên: “Theo tôi, người vợ và chồng trước khi đưa mọi chuyện lên facebook nên cân nhắc kỹ càng. Họ cần suy nghĩ rằng liệu mình làm thế này các con sẽ nghĩ gì? Hơn nữa đưa lên Facebook trong khi không có chứng cứ thì rất nguy hiểm.
Lẽ ra trong việc này, họ cần mời cả gia đình hai bên gặp nhau để nói chuyện đàng hoàng. Sau đó, khi kết quả không được như mong muốn, họ có thể nhờ đến sự can thiệp của tổ dân phố, hội phụ nữ và tòa án thay vì “đấu tố” nhau trước bàn dân thiên hạ”.
TS. Khuất Thu Hồng. Ảnh: Infonet |
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cũng bày tỏ lo ngại hậu quả mà con cái sẽ phải gánh chịu khi cha mẹ đưa mọi chuyện lên mạng xã hội.
Bà bày tỏ quan điểm: "Thật đau lòng khi trẻ con bị đem ra làm công cụ để trả thù. Tôi đã từng chứng kiến không ít những vụ việc tương tự. Theo đó, cay cú vì buộc phải chia tay, nhhiều ông chồng/bà vợ dùng con để trả thù vợ/chồng cũ. Họ nhồi vào đầu đứa trẻ những điều không tốt về mẹ/cha nó. Họ nuôi con bằng sự hờn giận, căm ghét mẹ/cha chúng".
Nữ Tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên: "Tôi khuyên các mà mẹ/ông bố bị rơi vào hoàn cảnh này đừng tuỵệt vọng. Khi con lớn nó sẻ hiểu. Còn bây giờ, bạn hãy sống kiên cường và đừng bỏ qua cơ hội tạo dựng hạnh phúc cho mình. Bạn đừng quá bi luỵ và chỉ tìm mọi cách để lấy lại tình cảm của con".