Ông Choi Kyung-sik,ênnhânkhiếnngườiHànQuốcbấtổnsứckhỏesaukhiăkèo nhà cái tỷ lệ Thị trưởng thành phố, cho biết các quan chức y tế đã áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn tình trạng này lan rộng. Ông nói tiếp: “Chúng tôi sẽ đảm bảo sự an toàn cho công dân của thành phố”.
Theo BBC, khoảng 1.000 người ở Hàn Quốc bị ngộ độc thực phẩm liên quan đến kim chi nhiễm norovirus. Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào ngày 2/7.
Tới ngày 5/7, chính quyền thành phố Namwon, nằm ở phía tây nam Hàn Quốc, đã báo cáo có 996 trường hợp ngộ độc. Theo truyền thông địa phương, con số này đã tăng lên 1.024 vào đầu giờ chiều 6/7.
Cơ quan An toàn và Thiên tai của thành phố Namwon đã tạm dừng việc sản xuất và phân phối tất cả các mặt hàng từ công ty sản xuất kim chi liên quan vụ việc. Ngoài ra, công ty này đang thực hiện các bước để tự nguyện thu hồi những sản phẩm đã phân phối.
Sự cố trên không chỉ khuyến cáo tầm quan trọng của an toàn thực phẩm mà còn thu hút sự chú ý tới norovirus - nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột do thực phẩm thường bị đánh giá thấp.
Norovirus là gì và lây lan như thế nào?
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, norovirus là một loại virus rất dễ lây lan. Các nguồn lây bao gồm:
- Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm norovirus như chăm sóc họ, dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ ăn uống.
- Ăn thực phẩm hoặc uống chất lỏng nhiễm norovirus.
- Chạm vào các đồ vật hoặc bề mặt nhiễm virus rồi đưa tay chưa rửa sạch vào miệng.
Tiến sĩ Pranav Honnavara Srinivasan, chuyên gia tư vấn về tiêu hóa, Bệnh viện Fortis (Ấn Độ), cho biết: “Norovirus có thể xâm nhập vào kim chi và các loại thực phẩm tương tự theo nhiều cách”.
Quá trình nhiễm độc có thể xảy ra trong thời gian chế biến nếu người nhiễm bệnh không rửa tay đúng cách khi xử lý nguyên liệu. “Virus cũng có thể lây lan qua nước bị ô nhiễm dùng để rửa rau hoặc trong quá trình lên men. Vì kim chi thường được ăn sống nên norovirus sẽ không bị tiêu diệt trong quá trình nấu, làm tăng nguy cơ nhiễm độc”, Tiến sĩ Srinivasan giải thích.
Vị tiến sĩ cho biết: “Norovirus nổi tiếng là nguyên nhân gây ra cơn viêm dạ dày, ruột khó chịu, thường được gọi là cúm dạ dày”. Các triệu chứng phổ biến bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt nhẹ, đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
Thời gian ủ bệnh (từ khi tiếp xúc mầm bệnh tới khi có triệu chứng) khoảng 12 đến 48 giờ. Hầu hết người bệnh hồi phục sau 1-3 ngày mà không có biến chứng.
Tuy nhiên, norovirus có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nhiễm norovirus có khả năng gây tử vong.
Biện pháp ngăn ngừa nhiễm norovirus
Theo Tiến sĩ Srinivasan, người dân có thể ngăn ngừa nhiễm norovirus bằng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt ở mọi giai đoạn:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước là điều quan trọng đối với những người xử lý thực phẩm.
Nước sạch: Sử dụng nước sạch và an toàn để rửa rau và chuẩn bị nước muối kim chi.
Vệ sinh dụng cụ: Thường xuyên khử trùng tất cả bề mặt, đồ dùng, thiết bị tiếp xúc với kim chi.
Bảo quản đúng cách: Để kim chi ở nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.