Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa,ụcDisảnvănhoáyêucầudừnglàmmớicácsắcphongtạiphủVânCáxem bóng đá keonhacai Thể thao và Du lịch) vừa có ý kiến chính thức về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại phủ Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tại công văn số 1003/DSVH-DT ngày 16/9/2024.
Trước đó, Cục Di sản văn hóa nhận được Công văn số 1566/SVHTTDL-QLDSVH ngày 12/9/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đề nghị Cục có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi các sắc phong tại phủ Vân Cát do Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện (dự kiến tiếp nhận vào ngày 17/9/2024), kèm theo hồ sơ gồm các Công văn số 1040/UBND-VHTT ngày 10/9/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản; số 33/UBND-VHTT ngày 09/9/2024 của UBND xã Kim Thái và Đơn đề nghị ngày 06/9/2024 của ông Trần Văn Cường - thủ nhang Phủ Vân Cát.
Cục Di sản văn hóa hoan nghênh trách nhiệm và ý thức của nhân dân, thủ nhang Phủ Vân Cát, chính quyền địa phương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định trong việc nỗ lực tìm kiếm các hiện vật, tư liệu nhằm củng cố giá trị khoa học liên quan đến di tích, góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Phủ Dầy. Tuy nhiên, việc triển khai phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Đối với việc phục hồi các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát, Cục Di sản Văn hóa cho biết, Luật Di sản văn hóa quy định việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải căn cứ từ bản gốc, phải có bản gốc để đối chiếu và phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Về quy định "phục hồi", Luật Di sản văn hóa chỉ có quy định về việc phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cụ thể tại Khoản 13 Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 34 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 35 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó, Luật Di sản văn hóa chỉ quy định về việc phục hồi đối với di tích lịch sử - văn hóa, không quy định phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Với các căn cứ pháp lý nêu trên, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc làm mới các sắc phong nêu trên và chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trường hợp các sắc phong mới đã được làm xong, đề nghị Sở chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, hủy bỏ để không làm sai lệch di sản văn hóa.
Đồng thời, để bổ sung các tư liệu nhằm củng cố lịch sử, giá trị của di tích theo nguyện vọng, đề xuất của thủ nhang, chính quyền và nhân dân địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định có thể đề nghị, phối hợp với cơ quan nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cung cấp bản sao tài liệu có đóng dấu sao y bản chính để lưu giữ, tham khảo.
Tuy nhiên, việc sử dụng các tư liệu này vào công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích phải được thẩm định tính xác thực bằng văn bản của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học có liên quan và phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Sáu đạo sắc phong được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếmUBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định công nhận tài liệu lưu trữ quý, hiếm tại Đình Hoàng (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm).