Hai công nhân giữ xưởng buổi tối bỗng thấy quần áo,ữngcuộchồihươkết quả bóng đá ấn độ hôm nay giày dép bị gom vào thùng để một góc nên nghi, cầm cây gậy đi vào thì gặp "nó" chạy ra. Họ bắt tên trộm, trói lại.
Vào kiểm tra, họ thấy mất hai gói mỳ tôm và nồi cơm to bị mở nắp. Chảo cơm chiên đang trên bếp, thằng trộm vừa đập trứng vào. Quay ra hỏi, nó khai không lấy máy móc, chỉ lấy mấy đôi giày và quần áo. Trước đó, nó pha hai gói mỳ tôm ăn hết và tính chiên chỗ cơm này mang về phòng trọ cho thằng bạn cũng đói như nó. "Tụi con nhịn đói cả ngày rồi", tên trộm khai.
Công nhân gọi điện báo, anh Kiệm chạy lên xưởng thì họ đã thả kẻ trộm, chỉ còn hình ảnh trong camera và thẻ sinh viên.
Tôi ước gì họ đừng thả cậu sinh viên đi sớm quá, nán lại chút ít gặp anh Kiệm thì cậu cũng có thêm chút thức ăn và vài đồng tiền để cùng bạn vượt qua ít ngày. Vài người hỏi tôi sao không đi tìm cậu ta, tìm làm sao ở thời buổi giãn cách này.
Tôi tin nhiều người ở Sài Gòn chưa một lần đặt chân vào xóm trọ vùng ven, những ngày này dĩ nhiên càng không, để biết có một phần thành phố nơi những thân phận nhập cư sống thế nào. Và tôi tin có những thị dân chưa chứng kiến người đói, huống chi là cùng lúc nhiều người đói. Trên hành trình thiện nguyện những ngày này, nhóm chúng tôi gặp cả những thanh niên trai tráng xin cứu giúp vì nhiều tháng mất việc.
Đừng mắng họ sao không biết tiết kiệm, bởi một nửa lương đã gửi về quê cho gia đình, còn lại chỉ đủ sống qua ngày trong điều kiện tối thiểu. Lo lắng về nguồn sống và dịch bệnh đã khiến dòng người tự phát kéo nhau rời khỏi TP HCM tăng đột biến những ngày qua, dù các cuộc hồi hương lẻ tẻ đã bắt đầu từ tháng trước.
Và xáo trộn bắt đầu từ đây. Một số tỉnh đón công dân về và tổ chức cách ly chu đáo, có tỉnh thì "dang rộng vòng tay" đón vài trăm người về, trống giong cờ mở rồi lặng lẽ ngưng với hàng nghìn người còn lại; nơi thì cấm cửa công dân từ ngoài ranh giới tỉnh, thậm chí không cho đi qua để về tỉnh khác. Ở nhiều chốt chặn trên các quốc lộ, hàng vạn người vẫn buộc phải quay đầu hoặc mắc kẹt trên đường.
Hôm kia, công an Đồng Nai đã dùng ôtô dẫn đường đưa 1.400 công nhân ở các khu trọ tại huyện Vĩnh Cửu về quê Bình Thuận, Ninh Thuận. Người về quê được xét nghiệm Covid-19 miễn phí trước khi lên đường. Tỉnh này tổ chức ba chuyến dẫn đường cho người về quê. Để đảm bảo an toàn trên hành trình gần 300 km, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già được bố trí đi ôtô khách, những người còn lại chạy xe máy.
Cùng ngày, Ủy ban nhân dân Thành phố Biên Hòa đưa 240 công nhân làm việc trên địa bàn về Bình Thuận, Ninh Thuận. Chiều tối hôm đó, Chủ tịch Bình Thuận có công văn phản đối việc Đồng Nai đưa người về mà không trao đổi với ủy ban tỉnh. Cơ quan chức năng huyện Bình Chánh mới đây lập biên bản xử phạt năm người, mỗi người 15 triệu đồng khi họ cố vượt qua chốt kiểm soát dịch để về miền Tây. Cà Mau đã rút lại công văn sau 48 tiếng cho phép người về từ TP HCM, Quảng Ngãi ra văn bản không nhận công dân về từ vùng dịch.
Vì vậy, hàng ngàn người đã rời TP HCM, đang trên đường về quê sẽ "ra đường" đúng nghĩa, bởi họ không thể quay lại TP HCM do lệnh cấm. Vậy họ về đâu?
Trước tình hình trên, Thủ tướng ngày 31/7 đã ra Công điện để tháo gỡ bất cập trong việc tổ chức và quản lý các dòng người hồi hương. Người đứng đầu chính phủ yêu cầu "kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm ai ở đâu ở đấy".
Công điện yêu cầu các tỉnh tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép. Với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác, các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Các địa phương tổ chức hỗ trợ ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Trước đó, Thủ tướng nhiều lần nhắc lại tính chủ động và trách nhiệm của những người đứng đầu các tỉnh, thành. Luật cũng đã quy định rõ việc phân quyền cho chủ tịch ủy ban nhân dân các địa phương đối với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Nhưng chúng ta vẫn thấy cảnh nơi thì cho phép và nơi thì cấm đoán như vừa qua.
Có thể từ hôm nay, theo Công điện, dòng hồi hương sẽ giảm xuống theo tinh thần "ai ở đâu ở đấy". Nhưng những người nghèo ở TP HCM phải được hỗ trợ ngay để có thể an tâm ở trong nhà bằng nguồn ngân sách cộng thêm sự tiếp tế thiện nguyện của cộng đồng. Ai đã về quê xin hãy tạo điều kiện để họ được về đến nhà với sự giám sát và hỗ trợ của chính quyền.
Công điện yêu cầu việc "thực hiện thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch". Thực chất với những người như "tên trộm" ở xóm tôi, là xác định chính xác nguồn lực hỗ trợ người nhập cư và công nhân với thủ tục đơn giản nhất bằng nhu yếu phẩm từ kho dự trữ của nhà nước và tiền mặt. Họ đang chờ đội ngũ cứu trợ và cung ứng kịp thời.
Đáng lẽ Chính phủ không cần một Công điện nhắc nhở lại nếu lãnh đạo đồng cấp giữa các tỉnh đã phối hợp ăn ý với nhau thời gian qua. Và trên con đường chống dịch còn dài, hy vọng sẽ không còn những mệnh lệnh được ban hành khiến đồng bào chạnh lòng nghĩ mình là mối đe dọa dịch bệnh thay vì được chia sẻ là người cùng cảnh ngộ.
Lo lắng đủ rồi, tất cả chúng ta sẽ ấm lòng hơn nếu không còn những chuyến xe phải rời thành phố vì không còn cái ăn, và cũng không còn những chuyến xe phải quay đầu.
Đức Hiển
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn 顶: 943踩: 74
评论专区