Thu hiện làm công việc tự do,ảhơnthờisonrỗinhờgiảsoi kèo nữ úc cân nặng luôn ở mức trên 70 kg từ thời con gái. Bị áp lực đồng trang lứa, cô sử dụng các loại thuốc, trà, cà phê giảm cân... nhưng bị "tăng cân ngược" nếu ngừng sử dụng. Ngoài ra, giảm cân cực đoan khiến sức khỏe người phụ nữ sa sút, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt.
Sau đó, Thu chọn ăn Keto để cải thiện vóc dáng, giảm được 12 kg nhưng nhanh chóng quay về số cân cũ trong thời gian ngắn. Năm 2022, cô quyết định thử giảm cân bằng cách ăn kiểu Keto lần nữa, về mức 60 kg để lên xe hoa.
Ăn kiểu Keto chú trọng nạp chất béo, protein và carbohydrate, sau đó lợi dụng hệ thống dự phòng gọi là ketosis để bắt gan sử dụng chất béo tạo ra năng lượng. Chế độ ăn sẽ hạn chế rất nhiều nhóm thực phẩm, gồm các loại ngũ cốc, trái cây, rau có tinh bột, nhiều sản phẩm từ sữa và thậm chí một số loại hạt có chứa carbohydrate. Mọi người phải tiêu thụ một lượng lớn sữa và thịt béo. Chế độ này có thể hiệu quả trong thời gian ngắn, song thường phản tác dụng khi theo lâu dài.
Một tháng sau kết hôn, Thu phát hiện mang thai, hành trình giảm cân tạm dừng lại.
Suốt thai kỳ, người phụ nữ tìm hiểu nhiều phương pháp để không tăng cân nhiều trong quá trình mang thai. Song, khi thai 28 tuần, Thu đã tăng 20 kg. Thời điểm lên bàn sinh, cô chạm mốc 88 kg. "Tôi mong đến lúc sinh chỉ tăng tầm 10-12 kg thôi để không 'vỡ' dáng nhưng cuối cùng lại lên đến 28 kg", Thu nói.
Sau sinh, Thu giảm tự nhiên về 78 kg, nhưng ngắm cơ thể trở nên sồ sề, xuất hiện nhiều vết rạn da và thâm nám, cô chán nản không dám ra ngoài. Người phụ nữ quyết tâm tìm cách giảm cân, thay đổi để lấy lại sức khỏe và sự tự tin.