Nhận định nêu trên vừa được Trung tướng Nguyễn Minh Chính,ộiphạmlừađảotrênmạngphânvaicụthểxâykịchbảnchitiếtỷ lệ bóng Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – A05 (Bộ Công an), Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia chia sẻ tại hội thảo “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 13/5.
Tiếp nhận hơn 3.500 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trung tướng Nguyễn Minh Chính nhận xét, bên cạnh những mặt tích cực, không gian mạng đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho công tác bảo đảm an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Hoạt động của các loại tội phạm mạng nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng diễn ra ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Trong năm 2023, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện, tiếp nhận hơn 3.500 vụ việc lừa đảo, với tổng số tiền thiệt hại lên tới gần 2.500 tỷ đồng.
Cũng theo đại diện A05, các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hoạt động chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể, xây dựng kịch bản chi tiết trong từng giai đoạn phạm tội. Các đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài; Chúng thành lập các “công ty” chuyên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, trú chân tại địa bàn các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar… để hoạt động phạm tội tại Việt Nam.
Các đối tượng lừa đảo còn thường học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những phương thức, thủ đoạn mới, hoàn hảo, cập nhật kịch bản thường xuyên, liên tục và triệt để lợi dụng khoa học công nghệ, những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi phạm tội, gây khó khăn trong công tác xác minh, điều tra để che giấu thông tin, xóa dấu vết tội phạm.
Trong khi đó, người bị hại đa phần thiếu ý thức cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, không có kiến thức về bảo mật thông tin và các hoạt động tố tụng hình sự; khi trình báo sự việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, nguyên nhân mất tiền trong tài khoản.
Huy động sức mạnh toàn dân trong phòng chống lừa đảo
Trong trao đổi tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Minh Chính cho hay, trước diễn biến phức tạp cùng các thủ đoạn tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, A05 đã xác định rõ phòng chống lừa đảo trực tuyến không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng công an, mà phải cần có sự tham gia, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Cụ thể, để huy động sức mạnh, hình thành thế trận toàn dân phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, A05 đã tham mưu Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an triển khai nhiều nhiệm vụ; trong đó có việc tham mưu ban hành Nghị quyết 30 năm 2018 về ‘Chiến lược an ninh mạng quốc gia’; Tham mưu xây dựng và ban hành đề án ‘Xây dựng Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng’.
Đặc biệt, A05 đã tham mưu thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xây dựng cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp và giữa cơ quan quản lý Nhà nước với người dân triển khai các giải pháp, công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, Bộ Công an đã chỉ đạo hệ lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên toàn quốc triển khai rà soát, phát hiện các mục tiêu, đối tượng nghi vấn có hoạt động lừa đảo trên không gian mạng để đấu tranh, xử lý. Kết quả, năm 2023, các đơn vị đã đấu tranh, khởi tố hơn 1.500 vụ án, với hơn 500 bị can, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, răn đe trấn áp các loại tội phạm lừa đảo trên mạng.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước tham mưu, triển khai giải pháp rà soát, định danh, xác thực thuê bao di động, tài khoản ngân hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hạn chế tình trạng SIM “rác”, tài khoản ngân hàng “rác”; áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học với các giao dịch chuyển tiền ngân hàng hoặc nộp vào ví điện tử với các định mức cụ thể nhằm ngăn chặn, hạn chế giao dịch, chuyển nhận dòng tiền vi phạm pháp luật.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp công tác quản lý Nhà nước, huy động sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong, ngoài nước, các ngân hàng thương mại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, đại diện A05 cho hay, trong 3 tháng đầu năm nay, toàn hệ lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với các cơ quan báo chí xây dựng, đăng tải hơn 66.000 tin, bài viết, video tuyên truyền tới toàn thể người dân cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Nhận định tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, đại diện A05 cho rằng: Để giải quyết triệt để các tồn tại, hạn chế, góp phần xây dựng, triển khai hiệu quả thế trận toàn dân trong phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, Cục sẽ tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Cụ thể như: Tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện tội phạm lừa đảo lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...
Bên cạnh những đề nghị cụ thể với Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo A05 cũng đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, viễn thông, Internet, ngân hàng thương mại nâng cao trách nhiệm, phối hợp với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý, phòng ngừa tội phạm; xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an nhằm kịp thời ngăn chặn, xác minh các vụ lừa đảo.
5 phương thức lừa đảo chủ yếu diễn ra trên không gian mạng Việt Nam thời gian qua, theo tổng hợp của A05, lần lượt là: Tuyển cộng tác viên tham gia kinh doanh, buôn bán, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, chiếm 44,7%; Phát tán các mã độc, tấn công chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo (17,3%); Tạo lập các sàn giao dịch, kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, chứng khoán (13,2%); Gọi điện giả danh lực lượng chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên ngân hàng, nhân viên viễn thông (11,6%); Giả danh công ty tài chính, ứng dụng vay tiền (8,5%). |
评论专区