Một nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Đề,ủysinhchứanhiềuchấtdinhdưỡngnhưngdễgâybệnhnếuchếbiếnsaicákết quả lịch thi đấu nguyên Trưởng bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội, cùng các cộng sự thực hiện trên gần 1.000 mẫu rau lấy tại Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, với 6 loại rau là muống, ngổ, cần, cải xanh, diếp, cải xoong, cho thấy rau cải xanhlà loại nhiễm ấu trùng giun sán nhiều nhất.
Ngoài ra, theo các bác sĩ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng TP.HCM, các loại rau củ thủy sinh như rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen, củ niễng… có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách chế biến, dễ gây bệnh sán lá ruột.
Theo GS Nguyễn Văn Đề, nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng nhiễm. Theo ông, tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt vẫn rất phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng.
Liên quan đến nguy cơ nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn sống ngó sen dù đây là thức ăn tốt, chứa đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C… Lý do là bộ phận dưới gốc cây sen này phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn.
Hoàng Linh
Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)