GS Phạm Văn Điển,ườngĐHLâmnghiệpmuốntrởthànhmộtđạihọckhởinghiệltd bd anh Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay phương hướng phát triển của trường là trở thành trường ĐH khởi nghiệp; phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, trường sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn, kết hợp giữa sự phát triển của nhà trường với nhu cầu thị trường lao động.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực đánh giá cao những thành tích nhà trường đã đạt được trong 60 năm qua.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ với Trường ĐH Lâm nghiệp một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Cụ thể, Trường ĐH Lâm nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn chặt với thực tiễn. “Sinh viên tốt nghiệp trường phải là những chuyên gia chất lượng về lâm nghiệp. Nhà trường cần trang bị cho các em hành trang đầy đủ để sẵn sàng bước vào thị trường lao động đầy thách thức và có khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các nhà tuyển dụng. Chất lượng đào tạo của trường phải được kiểm nghiệm bởi tính hấp dẫn của đội ngũ sinh viên ra trường”.
Nhà trường phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực về lĩnh vực lâm nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển rừng, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế.
“Đội ngũ giảng viên của trường phải là những người giàu tâm huyết, hiểu về rừng và yêu rừng hơn bất cứ ai, không ngừng đổi mới sáng tạo”, ông Bình nói.
Ông Bình cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ GD-ĐT, Bộ KH&CN quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Trường ĐH Lâm nghiệp ngày càng phát triển.
Trải qua 60, đến nay, Trường ĐH Lâm nghiệp có quy mô hơn 12 nghìn người học, 184 thầy cô là TS, PGS, GS. Trường đã trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực lâm nghiệp.
Trường đã đào tạo cho đất nước hơn 50 nghìn cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ đại học, trên 6.000 thạc sĩ và gần 150 tiến sĩ.