Người đàn ông 30 tuổi có tên là Xiaojin,ẹdọatựtửépcontraiphảicướivợkếtquảkhiếndânmạngsụcsôbóng đá ngoai hang anh hôm nay sống tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi câu chuyện lan truyền trên mạng xã hội.
Dù đã 30 tuổi nhưng Xiaojin vẫn lẻ bóng và không chịu lấy vợ. Anh bị mẹ ép cưới một cô gái do bà giới thiệu. Người mẹ tìm mọi cách gây áp lực, ép anh phải làm đám cưới. Thậm chí, bà dọa sẽ tự tử nếu anh không kết hôn với cô gái ấy.
Chiều theo ý mẹ, Xiaojin miễn cưỡng cưới cô gái mà anh không có chút tình cảm nào.
Cuộc sống của 2 vợ chồng anh xảy ra nhiều mâu thuẫn, cãi nhau thường xuyên. Cặp đôi tranh cãi từ chuyện nhỏ nhặt hàng ngày như ai làm việc nhà, đến cả chuyện quan hệ vợ chồng.
Hai người đều từ chối quan hệ tình dục. Cuộc hôn nhân ngày một trở nên căng thẳng, ngột ngạt. Chỉ sau 6 tháng kết hôn, 2 người đã ly dị, đường ai nấy đi, theo SCMP.
Câu chuyện của Xiaojin làm dấy lên tranh luận trên mạng xã hội về những "cặp đôi nguyên âm". Đó là những cặp không hợp nhau, không thể hoặc từ chối giao tiếp hàng ngày. Đây là thuật ngữ do các nhà trị liệu tại Bệnh viện Nhân dân số 7 ở Ôn Châu đặt ra.
Nhiều người dùng mạng chỉ trích người mẹ đã ép buộc con trai lấy vợ.
"Người mẹ nên đến gặp bác sĩ trị liệu. Nhưng sau đó, bà ấy sẽ đổ lỗi cho vợ của con trai và tiếp tục gây áp lực buộc anh phải tái hôn";
"Đây là áp lực hôn nhân kiểu Trung Quốc điển hình. Tình yêu không thành vấn đề, chỉ cần kết hôn, hạnh phúc không thành vấn đề, chỉ cần kết hôn là được";
"Mẹ tôi từng khóc và nói rằng bà không muốn sống nếu tôi không lấy chồng. Tôi trả lời rằng, vậy hai mẹ con hãy chết cùng nhau, vì tôi cũng không muốn sống. Kể từ đó, mẹ không bao giờ nói về vấn đề này nữa";
"Nhiều cha mẹ ép con kết hôn chỉ để thỏa mãn ước muốn của bản thân. Họ không hề quan tâm đến tình cảm, hạnh phúc của con. Họ nói là vì con cái nhưng thực ra đó là sự ích kỷ".
Ở Trung Quốc, số cặp đôi kết hôn đã giảm đáng kể, từ khoảng 13,5 triệu năm 2013 xuống còn 6,8 triệu vào năm 2022.
Nhiều cha mẹ bị ảnh hưởng từ quan điểm truyền thống và sự kỳ vọng của xã hội nên gây áp lực, buộc con cái phải kết hôn. Họ không muốn bị "mất mặt" hay ảnh hưởng đến tương lai hôn nhân của con cái.
(责任编辑:Cúp C1)