Đề xuất được GS.TS Nguyễn Thiện Nhân,ễnThiệnNhânĐểsinhconcầndạymônHạnhphúchọcchongườiViệbóng đá đức hôm nay nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ chia sẻ tại Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp diễn ra ngày 28/8. Theo ông, nếu Việt Nam không có đột phá chính sách kinh tế xã hội và chính sách dân số thì mức sinh của Việt Nam tiếp tục giảm sâu.
Trong 11 giải pháp nâng mức sinh, ông Nhân cho biết kinh tế gần như là yếu tố đầu tiên khi được đề cập nguyên nhân kết hôn muộn và sinh ít con.
Để mỗi gia đình có thể sinh được 2 con, theo ông, thu nhập, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ khi có thai và sinh con, chế độ lương, thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa việc làm và gia đình, có con. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ người lao động mua nhà, rút ngắn thời gian làm việc...
Cùng với đó, cần dạy về làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ hạnh phúc và xây dựng gia đình hạnh phúc từ bậc học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
"Cần dạy môn Hạnh phúc học của người Việt Nam ở các bậc học. Nên xây dựng chỉ số hạnh phúc tại 63 tỉnh, thành; có đánh giá chỉ số hạnh phúc, công bố 2 năm/lần", GS Nguyễn Thiện Nhân cho biết. Ông cũng nhìn nhận: "Hãy làm cho việc kết hôn và sinh con đem lại hạnh phúc, là niềm tự hào khi làm tròn trách nhiệm công dân".
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đánh giá có 4 nhóm nguyên nhân tác động mức sinh thấp ở Việt Namgồm học vấn; điều kiện sống được cải thiện, tâm lý thích hưởng thụ cuộc sống; áp lực kinh tế, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con và tình trạng nạo phá thai, tỷ lệ vô sinh xu hướng tăng.
Phân tích cụ thể, Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết theo số liệu năm 2019, người có mức sống giàu nhất sinh trung bình 2 con, người nghèo nhất có mức sinh là 2,4 con, người có mức sống trung bình và giàu sinh từ 2,03 đến 2,07 con.
Trong khi người có trình độ học vấn dưới tiểu học sinh tới 2,35 con thì phụ nữ học trên THPT chỉ đẻ 1,98 con (mức thấp nhất).
Ông Hoàng cho biết ở khu vực thành thị, việc thiếu trường học, nỗi lo về học phí, chi phí sinh hoạt... khiến nhiều người e ngại sinh con. Nhiều người Việt cũng có tâm lý muốn hưởng thụ, dành thời gian, tiền bạc cho các thú vui cá nhân mà không muốn sinh con.
Năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận mức sinh giảm dưới 2 con/phụ nữ(cụ thể là 1,96 con) và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Lãnh đạo Cục Dân số lo ngại nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo dự báo của Cục Dân số, với phương án mức sinh thấp, 35 năm nữa, dân số Việt Nam sẽ ghi nhận mức tăng trưởng âm. Cụ thể, năm 2059, tỷ lệ tăng dân số là -0,04%. Trong 35 năm đó, dân số Việt Nam chỉ tăng hơn 12 triệu người. Mức giảm càng ngày càng lớn trong những năm tiếp theo.
Với phương án mức sinh trung bình, tỷ lệ tăng dân số vẫn giảm theo từng năm nhưng tốc độ chậm hơn. Việt Nam sẽ ghi nhận tỷ lệ tăng bằng 0% vào năm 2069, khi đó dân số là gần 116,9 triệu người.
Không chỉ sinh ít con, độ tuổi kết hôn lần đầu của người Việt Nam ngày càng tăng lên. Năm 2009, tuổi kết hôn lần đầu của người Việt là 24,5 thì năm 2023, con số này là 27,2. Riêng với nam giới, năm 2023, tuổi trung bình kết hôn lần đầu là 29,3 tuổi, trong khi nữ là 25,1 (cao hơn 2 tuổi so với 4 năm trước).
Không ai sinh đủ 2 con chỉ để 'săn tiền thưởng'Theo chuyên gia, tiền thưởng ở mức "không để làm gì" thì chắc chắn các cặp vợ chồng sinh con là vì nhu cầu, khả năng chăm sóc.