Đọc bài viết "20 năm mang tiếng 'học nhiều nhưng không biết kiếm tiền'",ầmtưởnghọcnhiềukhôngbằngkiếmtiềngiỏnhận định giải thổ nhĩ kỳ nghe tác giả Thúy Vy kể về câu chuyện quyết tâm học đại học khi đã có hai con nhỏ và giữ vững niềm tin sẽ học lên cao học sau này, điều đầu tiên tôi muốn nói là bản thân rất chia sẻ, thấu hiểu và cảm phục những gì tác giả đã làm được.
Thực tế, không phải ai cũng có tình yêu với sự học lớn lao như vậy. Nhiều người học chỉ để lấy cái bằng rồi mau chóng ra đi làm kiếm tiền. Với họ, thành công của một người được quyết định trên số tiền người đó có thể kiếm được. Nhân đây, tôi cũng muốn đóng góp một số ý kiến gửi đến quý độc giả VnExpress xung quanh chủ đề trọng kiến thức hay trọng tiền bạc?
Thứ nhất, việc học để nâng cao kiến thức, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân là điều mà những người đam mê học, xem trọng tri thức luôn mong muốn. "Học, học nữa, học mãi" chính là như vậy. Với những người như vậy, học không bao giờ là đủ, thậm chí càng học họ càng thấy mình kém cỏi.
Nếu bạn có điều kiện (tài chính và tố chất) để học cao lên cao, thì tôi nghĩ bạn cứ nên tiếp tục với sự lựa chọn của mình, không việc gì phải quan tâm đến những lời đánh giá của người khác. Những người đang chỉ trích bạn "học nhiều mà không biết kiếm tiền" đơn giản là vì họ không đứng ở lập trường, tư tưởng của bạn. Những người đó quan trọng tiền bạc hơn kiến thức nên không thể hiểu được trí hướng của những người ham học.
Ở đây, chúng ta phải hiểu rõ một thực tế là học càng cao, càng chuyên sâu, bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn, cũng có thể không. Chẳng có gì đảm bảo học càng nhiều thì càng giỏi kiếm tiền cả. Có rất nhiều người không được học hành tử tế mà vẫn có thể vươn lên làm chủ, kiếm nhiều tiền. Nhưng xét cho cùng, tiền nhiều để làm gì, mỗi ngày bạn cũng chỉ ăn có ba bữa thôi phải không?
>> 15 năm lương cao vẫn không bằng bạn bè có bằng cấp
Đương nhiên, có nhiều tiền thì cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn, tiêu pha không phải đắn đo, lo nghĩ. Nhưng điều đó hoàn toàn khác với việc chạy theo đồng tiền một cách mù quáng, đến độ xem thường học vấn và những người học cao. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, mỗi người có một quan điểm sống riêng: có người cần nhiều tiền, cũng có người cần tri thức. Đây hoàn toàn là hai con đường khác nhau, đúng với người này nhưng chưa chắc đúng với người khác.
Thế nên, chúng ta nên tôn trọng suy nghĩ của mỗi người thay vì chỉ trích, chê bai ai đó khác mình. Mỗi con người sinh ra vốn đã khác nhau, do đó nhận thức, hành động, suy nghĩ... tất cả đều không thể giống nhau. Chấp nhận sự khác biệt cũng là một cách để bạn học cách tôn trọng quan điểm của những người xung quanh.
Thứ hai,cơ chế chính sách ở mỗi quốc gia mỗi khác biệt. Có xã hội trọng người tài, người có năng lực thực sự, cũng có xã hội trọng bằng cấp. Ở nước ta thế nào là tùy vào suy nghĩ của các bạn, tôi không dám khẳng định điều gì. Có điều, xã hội nào cũng luôn coi trọng người có học.
"Học cao, học nhiều, bạn chưa chắc đã làm tốt", đó là quan điểm của những người thực dụng. Đối với họ, học đến thế là quả đủ để kiếm tiền rồi. Nhưng nếu không học, học ít thì có gì đảm bảo là bạn sẽ làm tốt không? Tôi nghĩ có nhưng số này không nhiều trong xã hội.
Bạn học cao nhưng chỉ kiếm được ít tiền. Nhưng những người kiếm tiền giỏi liệu có thực sự vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống của họ không? Hay lúc có nhiều tiền, họ lại muốn đầu tư cho học vấn, kiến thức của bản thân, để không bị trở nên lạc hậu, lỗi thời?
Tóm lại, học cao hay thấp, tiền nhiều tiền ít không quan trọng. Mỗi người một quan điểm, không cần bận tâm đến suy nghĩ của người khác cho mệt thân. Người ta sẽ không sống thay bạn được nên cứ làm điều mình thích và cho là đúng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.