Tết vẫn đặc biệt và thiêng liêng
Nhắc đến Tết,ếtthờinaytrongmắnhận định tokyo verdy Nguyễn Quỳnh Trang (sinh viên năm 3, Học viện Tài chính) lại hồi hộp và háo hức, bởi đây là thời điểm Trang được quây quần bên gia đình sau những ngày dài xa nhà.
“Tết với mình vẫn vô cùng thiêng liêng. Mình có nhiều thời gian hơn bên gia đình và gặp lại những người bạn cũ. Chỉ có Tết, mình mới được vứt bỏ hết những căng thẳng trong học hành và cuộc sống để dành trọn vẹn quỹ thời gian cho những người đặc biệt. Vì thế, mình trân trọng khoảng thời gian này vô cùng”.
Không chỉ mong chờ Tết đoàn viên, Trang còn háo hức với lì xì, dù đã là sinh viên năm 3. “Đối với mình, lì xì là một phong tục đẹp của ngày Tết Việt Nam. Những nét đẹp truyền thống đó khiến ‘những đứa trẻ to xác’ như mình vẫn cảm thấy mong chờ. Cứ vào Mùng 1 Tết, lũ trẻ con lại xếp thành hàng dài chờ nhận được lì xì từ ông bà, cô bác. Phong tục ấy mình vẫn luôn muốn giữ dù câu chuyện lì xì hiện vẫn gây nhiều tranh cãi”.
Cũng giống như Trang, Tết đối với Ngọc Anh, cô sinh viên năm 3, ĐH Hà Nội cũng mang một ý nghĩa thiêng liêng và đặc biệt. Chỉ cần thấy con đường ngập tràn cờ hoa, đèn nháy là cô cảm thấy Tết đã về.
“Tết với mình là những hoạt động truyền thống không thể thiếu như gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, cắm hoa, chuẩn bị mâm cơm tất niên và dọn nhà. Tuy mệt nhưng đó là khoảng thời gian được tạm rời xa công việc và gác lại những âu lo. Tết chỉ có một lần trong năm, vì vậy mình luôn trân trọng và cố gắng thu xếp để về nhà sớm nhất có thể”.
Lần đầu tiên ăn cái Tết xa nhà, du học sinh trao đổi như Diệu Thu cũng không giấu nổi nỗi nhớ không khí Tết đoàn viên.
Buồn là cảm giác đầu tiên mà Thu nghĩ tới khi nhắc tới cái Tết đầu tiên xa quê, đặc biệt là dưới thời tiết 0-2 độ C ở nước Đức.
“Bên Đức không khí lúc nào cũng yên bình. Các ngày trong tuần chỉ nghe thấy tiếng xe, còn lại không có bất cứ tiếng nhạc nào từ hàng xóm hay tiếng loa phát thanh như ở Việt Nam.
Chính vì Đức không ăn Tết âm lịch nên tụi mình hẹn nhau vào đêm giao thừa sẽ tới Berlin chơi, bởi đó là nơi có hội người Việt khá lớn. Ở đây cũng có khu chợ Đồng Xuân của người Việt, nên hy vọng điều đó sẽ giúp mình đỡ cô đơn và tủi thân hơn trong cái Tết đầu tiên xa nhà”.
Tết đã có sự thay đổi
Tết vẫn đặc biệt và thiêng liêng với thế hệ gen Z bởi những giá trị truyền thống vốn có, nhưng khi cuộc sống trở nên hiện đại, Tết đã phần nào đổi thay với những người trẻ.
Với Đức Minh (sinh viên năm 2, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), Tết hiện đại đã dần trở nên “công nghiệp” hơn. Vì thế, Tết không còn vui như trước do thiếu nhiều nét đẹp của Tết xưa.
“Thay vì gói bánh chưng, nhiều gia đình đã đi mua cho tiện. Mình sợ Tết sẽ biến thành một kỳ nghỉ bình thường trong năm mà không còn là một dịp đặc biệt để đoàn viên nữa”, Minh nói.
Còn với Mai Duyên, sinh viên năm 1, Trường ĐH Ngoại thương, Tết với cô là… nỗi sợ, bởi mỗi khi nhắc đến Tết, Duyên đều nhớ tới bộ bàn ghế gỗ với nhiều hoa văn.
“Mặc dù Tết rất vui nhưng mình nghĩ, nên đơn giản hoá những việc như dọn nhà, bày biện mâm cỗ,... Nhà mình có nhiều bộ bàn ghế gỗ hoa văn cầu kỳ nên muốn lau chùi cũng vô cùng khó. Mình và các chị thường gọi vui Tết là Ngày Quốc tế Lao động hơn là ngày đoàn viên.
Các khâu chuẩn bị Tết cũng vô cùng cầu kỳ như chuẩn bị mâm cỗ cúng với đủ các món. Công đoạn nấu và rửa bát cũng khổ sở không kém”, Duyên nói.
Trong khi đó, Tiến Đạt, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Thái Bình cho rằng, Tết giờ đây đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thay vì ăn Tết, gia đình Đạt lựa chọn đi du lịch để chào đón năm mới.
“Mình nghĩ hoạt động này rất thú vị vì nó khiến các thành viên trong gia đình bớt đi gánh nặng âu lo. Thay vì tất bật dọn nhà, chuẩn bị mâm cúng, đi du lịch giúp gia đình mình dành trọn vẹn thời gian bên nhau mà không phải bận tâm đến những vấn đề khác.
Mặc dù mỗi gia đình sẽ có nhiều lựa chọn để tận hưởng kỳ nghỉ Tết theo cách riêng, nhưng mình nghĩ, đây vẫn là dịp thiêng liêng để gắn kết gia đình sau một năm bôn ba, làm việc vất vả”.
Chi hàng tỷ đồng lì xì cho sinh viên, trường ĐH trích tiền từ nguồn nào?Nhiều trường ĐH dự kiến chi hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để lì xì, tặng quà Tết cho sinh viên. Nguồn tiền này hầu hết được lấy từ quỹ hỗ trợ sinh viên.