Báu vật quốc gia
Vào thời quân chủ phong kiến,ệnkiếnbáuvậtcủanhữngbáuvậttriềuNguyễkeo 88 kim bảo, ngọc tỷ là biểu tượng của quyền lực tuyệt đối của người đứng đầu thiên hạ. Bởi vậy, chúng không chỉ được làm bằng những loại chất liệu quý hiếm nhất, mà còn kết tinh của tài năng, trí tuệ của những người thợ tài hoa nhất nước.
Ấn bằng ngà dưới triều vua Tự Đức. |
Các triều đại độc lập của Việt Nam từ Đinh, Lý, Trần, Hồ, Lê đến Nguyễn, triều đại nào cũng có kim bảo, ngọc tỷ, nhưng chỉ có triều Nguyễn mới có hệ thống ngọc bảo, ngọc tỷ phong phú.
Theo các tài liệu lịch sử, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn báu, thường đúc bằng vàng, bạc gọi là kim bảo, chế tác từ ngọc quý gọi là ngọc tỷ, nhưng về sau không phân biệt rõ.
Trải qua bao sóng gió, đến nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn giữ được 85 chiếc, ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có 8 chiếc.
Ấn Tự Đức thần hàn (góc trái, niên hiệu Tự Đức 1848) bằng vàng dùng đóng trên các văn từ viết bằng mực son của vua Tự Đức và ấn Chính hậu chi bảo (góc phải) niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836). |
Đó thật sự là báu vật của những báu vật - những kim bảo, ngọc tỷ của Hoàng đế, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng thái tử.
TS. Phan Thanh Hải - GĐ Sở VH-TT tỉnh TT-Huế (nguyên GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) cho biết, kim bảo, ngọc tỷ đều có chức năng riêng.
Chiếc ngọc tỷ Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo có từ thời các chúa được dùng như báu vật lưu truyền của họ Nguyễn. Hai chiếc kim bảo Phong Tặng chi bảo và Sắc mệnh chi bảo dùng đóng các bản sắc, cáo phong tặng quan lại văn võ, thần kỳ trong nước...
Ngoài các kim bảo, ngọc tỷ dùng trong chính sự, có loại dùng để tấn tôn tước hiệu (thường kèm với kim sách), để thờ cúng (đối với hoàng đế đã băng hà)...
“Trong các kim bảo triều Nguyễn, chiếc Hoàng đế chi bảo là có trọng lượng lớn nhất, đến gần 10,5kg; chiếc Sắc mệnh chi bảo tuy trọng lượng bé hơn nhưng mặt ấn lại lớn nhất (14cmx14cm). Các ngọc tỷ thì mặt ấn lớn nhất cũng không quá 10,5cmx10,5cm”, ông Phan Thanh Hải cho biết.
Từng dành nhiều thời gian nghiên cứu về bảo vật cung đình triều Nguyễn, ông Hải chia sẻ: "Về cấu trúc và kiểu dáng, các bảo tỷ nói chung gồm thân ấn và quai ấn.
Chiếc ấn của vua Thiệu Trị được làm từ năm 1846-1847 nhân dịp Hoàng gia có thêm thành viên của thế hệ thứ 5 trong một gia đình. |
Thân ấn trong giai đoạn sớm chủ yếu có hình khối vuông, từ thời Minh Mạng trở đi bắt đầu có ấn hình tròn, từ thời Đồng Khánh có thêm hình bát giác, hình ê-lip.
Quai ấn thời chúa Nguyễn đúc hình kỳ lân, thời Nguyễn chủ yếu là hình rồng và các biến thể (ở đẳng cấp thấp hơn) của rồng với các kiểu dáng phong phú, ngoài ra có loại hình kỳ lân (dành cho Thái tử), hình quy (dành cho Thái hậu)…
Chữ khắc trên mặt ấn đều là chữ Hán khắc nổi kiểu chữ triện, nhưng cũng có một số ấn khắc kiểu chữ chân. Đặc biệt hơn, có cả ấn khắc kết hợp chữ Hán và chữ Pháp.
Vòng quanh thân ấn hay trên lưng ấn đôi khi cũng khắc chữ (đều là kiểu chữ chân) cho biết thời gian đúc, chất liệu (có khi tuổi của vàng dùng đúc ấn), trọng lượng ấn.
“Xung quanh các kim bảo, ngọc tỷ của vương triều Nguyễn có nhiều huyền thoại. Chiếc Đại Việt quốc chúa vĩnh trấn chi ấn từng bị lưu lạc bao lần vẫn về tay chủ cũ. Chiếc Phong cương vạn cổ do người dân tình cờ gặp được và dâng lên cho vua Minh Mạng…”, TS. Hải cho biết.
Đặc biệt và đáng tiếc nhất là chiếc Hoàng đế chi bảo. Đến nay chiếc kim bảo này chưa trở về Việt Nam.
Khó khăn cũng cương quyết không bán
Năm 1945, chính quyền Bảo Đại đồng ý giao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời phần lớn số vàng bạc châu báu của triều đại. Đa số là những hiện vật biểu tượng cho triều đại, đồ ngự dụng như kim ấn, bảo tỷ… Tất cả khoảng hơn 2.500 món.
Sắc mệnh chi bảo dưới thời vua Minh Mạng dùng đóng các bản sắc, cáo phong tặng quan lại văn võ, thần kỳ trong nước. |
Phái đoàn của Chính phủ mới cho chuyển ra Hà Nội và sau đó chuyển cho Ngân hàng Nhà nước bảo quản.
Theo ông Phan Thanh Hải, sau khi Pháp dựa vào quân đội đồng minh để tấn công tái chiếm Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết tâm kháng chiến đánh Pháp. Lúc này đất nước gặp muôn vàn khó khăn do chính quyền mới thành lập, đặc biệt là tiềm lực kinh tế vô cùng hạn chế.
Cuối năm 1946, Chính phủ ta buộc phải rút lên chiến khu Việt Bắc. Trong lúc khó khăn nhất, tiềm lực kinh tế gần như cạn kiệt, một số thành viên trong Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh đem bán số báu vật của triều Nguyễn lấy tiền mua vũ khí, lương thực… Tuy nhiên, Bác không đồng ý.
Kim bảo và ấn kiếm của vua Bảo Đại đang thất lạc tại Pháp. |
“Người cho rằng, đó là số văn vật tinh hoa của các tiền nhân để lại, là thứ vô cùng quý giá cần phải được giữ gìn bằng mọi giá. Nếu không giữ được, sau này dù có giành được độc lập, con cháu chúng ta cũng không thể nhìn thấy các báu vật này, không thể hiểu được đầy đủ các di sản văn hóa cùng sự tài hoa của cha ông.
Nhờ sự cương quyết của Bác Hồ, số báu vật này được giữ lại, đi qua 2 cuộc chiến tranh và vẫn còn gần như nguyên vẹn”, TS. Hải chia sẻ.
Năm 2010, một sưu tập đặc biệt được lựa chọn trong số báu vật của triều Nguyễn như kim ấn, bảo tỷ… được trưng bày lần đầu. Các đại sứ và công chúng trong, ngoài nước ngạc nhiên, trầm trồ trước vẻ đẹp của các báu vật.
Quang Thành - Thanh Hải
Kỳ 2: Chiếc xe vua Thành Thái tặng mẹ hồi hương sau phiên đấu giá căng thẳng
Hơn 1 thế kỷ lưu lạc xứ người xa xôi, năm 2015, chiếc xe kéo tay của vua Thành Thái tặng cho người mẹ của mình đã hồi hương, trở về mảnh đất Cố đô Huế.