Ông Trump sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến Nga_vdqg nhật bản
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 05:41:01 评论数:
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã sắp bước sang năm thứ 4,ÔngTrumpsẽgiúpchấmdứtcuộcchiếvdqg nhật bản không chỉ vượt ra khỏi phạm vi một cuộc chiến tranh truyền thống giữa 2 quốc gia, mà thực sự đã trở thành một điểm nóng địa chính trị toàn cầu với sự tham gia của tất cả các thế lực hùng mạnh nhất thế giới.
Phân tích từ các Viện nghiên cứu quốc tế hàng đầu như Viện Brookings hay IISS cho thấy, cuộc chiến này đã và đang là một thách thức lớn đối với trật tự thế giới hiện tại. Nga, nước phát động cuộc chiến trước nguy cơ an ninh quốc gia bị đe dọa, dù chịu nhiều lệnh trừng phạt, vẫn thể hiện một sức chống chịu đáng kinh ngạc về mặt kinh tế và đang thắng thế trên khắp chiến trường.
Còn Ukraine, mặc dù bị nước láng giềng lớn mạnh hơn rất nhiều tấn công, nhưng do được sự hỗ trợ toàn diện từ Mỹ, phương Tây và NATO nên vẫn kiên cường chống trả.
Từng nhiều lần tuyên bố gây sốc là có thể giải quyết cuộc xung đột này trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử, nay là lúc Tổng thống đắc cử Donald Trump phải chứng minh khi chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày ông chính thức trở lại cầm quyền. Mặc dù vậy, ông Trump chưa bao giờ làm rõ là sẽ thực hiện công việc vô cùng phức tạp nói trên như thế nào.
Những gì cho đến nay dư luận biết được chỉ là, như chính ông Trump có lần thổ lộ, ông sẽ gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ngồi vào đàm phán.
Đó là về hình thức, còn về nội dung, với những gì đã thể hiện trong suốt quá trình tranh cử vừa qua, dư luận chỉ biết là ông không đồng tình với xử lý của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ngoài ra, báo Kyiv Independentdẫn nguồn thạo tin chính phủ Hungary cho hay, gần đây ông Trump đã có nhiều cuộc trao đổi, tham khảo ý kiến của Thủ tướng Hungary Orban, người có quan hệ gần gũi nhất với Tổng thống Nga Putin trong EU và NATO, về chiến lược nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tương lai Marco Rubio chưa tỏ rõ quan điểm về vấn đề này, những người được cho là sẽ trực tiếp giúp ông Trump tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện là Trung tướng Keith Kellogg - người sẽ trở thành đặc phái viên Nga - Ukraine của Tổng thống Trump, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance và cựu Giám đốc tình báo tạm quyền Richard Grenell.
Reutersđưa tin, gần đây 3 nhân vật trên đã sơ bộ đưa ra những ý tưởng chung nhất nhằm kết thúc cuộc chiến. Tuy có những chi tiết khác nhau, nhưng những đề xuất đó đều có điểm chung là tạm gạt ra ngoài khả năng Ukraine gia nhập NATO trong thời gian tới, đồng thời cho phép Nga được giữ lại các vùng lãnh thổ phía Đông mà quân đội nước này đã chiếm được của Ukraine, kể cả bán đảo Crimea, dù là dưới hình thức "đóng băng" cuộc chiến hay lập "khu tự trị" tại các khu vực này. Đổi lại Ukraine trong phần lãnh thổ còn lại sẽ được Mỹ đảm bảo an ninh.
Những đề xuất không chính thức nói trên có thể chỉ là để thăm dò phản ứng của các bên, trước hết là Nga và Ukraine, dù chưa phải là giải pháp cuối cùng mà ông Trump sẽ áp dụng để giải quyết cuộc chiến Nga - Ukraine. Tuy nhiên, hiện cả phía Nga lẫn Ukraine đều chưa đưa ra phản ứng chính thức nào, dù nó cũng cho thấy những khác biệt căn bản so với lập trường lâu nay của chính quyền Biden và NATO là triệt để ủng hộ Ukraine đánh bại Nga trong cuộc chiến này.
Ukraine sẽ phải nhượng bộ?
Trong cuộc trao đổi với phóng viên của Sky Newsngày 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bất ngờ tuyên bố có thể sẵn sàng đồng ý nhượng bộ về lãnh thổ để đạt được ngừng bắn với Nga, với điều kiện là Ukraine phải được gia nhập NATO. Cụ thể, ông Zelensky đã nói: "Nếu chúng tôi muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi đang kiểm soát vào chiếc ô của NATO. Chúng tôi cần phải làm điều đó nhanh chóng và sau đó, Ukraine có thể lấy lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát theo phương thức ngoại giao".
Sự thay đổi lập trường của ông Zelensky tuy bất ngờ nhưng hoàn toàn có thể hiểu được khi quân đội Ukraine đang ngày càng thất thế trước các lực lượng Nga trên khắp các mặt trận, GDP Ukraine đã giảm 30%.
Tại Washington, "người bảo trợ chính" - Tổng thống Joe Biden - sắp mãn nhiệm. Bản thân ông Zelensky khi trả lời hãng thông tấn Kyodohôm 1/12 đã phải công nhận "quân đội Ukraine thiếu sức mạnh để giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng" và "các giải pháp ngoại giao có thể sẽ hiệu quả hơn".
Trong khi đó, nước Nga, qua lời Ngoại trưởng Lavrov, vẫn thể hiện lập trường cứng rắn khi tuyên bố các vùng lãnh thổ đã sáp nhập là một phần không thể tách rời của Liên bang Nga, đồng thời yêu cầu phương Tây phải chấp nhận "thực tế mới trên thực địa" hiện nay. Không chỉ vậy, vẫn là lời ông Lavrov nói với nhà báo Mỹ Tucker Carlson được đăng tải hôm 5/12, "Ukraine sẽ phải rút quân khỏi các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, đảm bảo quyền của người dân nói tiếng Nga và trở thành một quốc gia trung lập, không có vũ khí hạt nhân như Tổng thống Putin tháng 6 vừa qua đã nêu".
TrênNewsweek, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker cho rằng "khó có thể xảy ra việc tất cả yêu cầu của Nga được thỏa mãn" cũng như "không nghĩ rằng mong muốn của Tổng thống Zelensky lấy lại toàn bộ lãnh thổ sẽ được đáp ứng". Đây có lẽ chính là xuất phát điểm để chính quyền Trump 2.0 thúc đẩy Nga và Ukraine chấp nhận ngồi vào đàm phán hòa bình.
Thực tế là Trung Quốc, với vị thế ngày càng quan trọng trên trường quốc tế, cũng có thể trở thành một trung gian hòa giải quan trọng trong đó mối quan hệ phức tạp giữa Bắc Kinh, Moscow và Washington sẽ là yếu tố then chốt trong bất kỳ giải pháp nào.
Các quốc gia NATO, đặc biệt là Đức và Pháp, cũng đang phải cân nhắc giữa việc ủng hộ Ukraine và mong muốn không để leo thang căng thẳng quan hệ với Nga. Sự chia rẽ nội bộ này có thể là cơ hội để đẩy nhanh việc Kiev chấp nhận đàm phán trên cơ sở chấp nhận "thực tế trên thực địa" như Nga đặt ra.
Trước một nước Nga mà sau gần 2 năm chiến tranh đến nay nền kinh tế không bị sụp đổ dù phải chịu áp lực từ hơn 20.000 lệnh trừng phạt khác nhau của Mỹ và phương Tây, cũng không phải chịu "thất bại chiến lược" như phương Tây mong muốn, và vẫn giao thương được với các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, nếu ông Trump có thể gây sức ép để Ukraine ngồi vào bàn đàm phán bằng cách cắt giảm viện trợ (thực tế là Chủ tịch Hạ viện Mỹ ngày 5/1 đã tuyên bố sẽ phong tỏa mọi quyết định viện trợ của Tổng thống Biden cho Ukraine trong những ngày còn lại ít ỏi này), thì với Nga điều đó lại không hề đơn giản.
Đặc biệt khi Moscow thấy những quan tâm và lợi ích cốt lõi của mình về an ninh chưa được đáp ứng thỏa đáng.
Theo ông Ken Weinstein, nghiên cứu viên của Brunswick Group, một công ty tư vấn của Anh, "một phương án ông Trump có thể thực hiện để khiến Nga cảm thấy áp lực là tăng số vũ khí viện trợ cho Kiev và sẽ giảm bớt những lệnh hạn chế áp lên Ukraine về việc sử dụng những vũ khí này".
Ngoài ra, ông Weinstein cho rằng, ông Trump có thể gia tăng lệnh trừng phạt lên ngành năng lượng Nga, để khiến nền kinh tế Nga trở nên khó khăn hơn nữa cộng với áp lực từ trong nước có thể buộc ông Putin phải điều chỉnh.
Còn với Ukraine, tuy hiện tại Kiev vẫn giữ lập trường "sẽ từ chối bất kỳ đảm bảo an ninh nào ngoài tư cách thành viên NATO" - lời Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha, nhưng theo đánh giá của ông Lucian Kim, một nhà phân tích về Ukraine tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG): "Ukraine đang đưa ra lập trường tối đa của họ khi tham gia các cuộc đàm phán có thể xảy ra; trên thực tế, họ có thể nhận ra rằng tư cách thành viên NATO không phải là điều sắp xảy ra, nhưng tại sao họ phải thừa nhận điều đó trước khi các cuộc đàm phán thậm chí bắt đầu?".
Trên thực tế, đã có thêm dấu hiệu rõ ràng về việc Ukraine đang tích cực chuẩn bị cho đàm phán hòa bình khi Kiev mới đây đã gửi một phái đoàn do Chánh văn phòng Tổng thống Andriy Yermak dẫn đầu đến Mỹ để tiếp xúc, phối hợp dần với chính quyền Trump 2.0.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, để Nga chấp nhận lời kêu gọi đàm phán, chính quyền Trump 2.0 cần phát đi tín hiệu cho thấy họ cũng sẽ nhượng bộ. Kế hoạch của tướng Keith Kellogg đã nhắc tới đề xuất tạm thời bỏ qua vấn đề Ukraine trở thành thành viên NATO có thể là tín hiệu cần thiết và quan trọng nhằm cho Nga thấy cuối cùng thì những quan ngại về an ninh của cường quốc hạt nhân này đã được chú ý. Như vậy, một trong những đòi hỏi quan trọng nhất của Nga được đáp ứng, đồng thời cũng chính là một trong những lý do quan trọng nhất để Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina" gần 3 năm trước, đang được nghiêm túc xem xét nghiêm túc hơn.
Với chủ trương "nước Mỹ là trên hết", ông Trump hoàn toàn có thể có những nhượng bộ mang tính đột phá với Nga để kết thúc cuộc chiến không chỉ "tốn của" ở Ukraine mà còn có nguy cơ cuối cùng có thể đưa đến thất bại chiến lược cho chính Mỹ và phương Tây.
Tuy nhiên, ngoài sự nhượng bộ rất cơ bản như các trợ lý về đối ngoại của ông Trump đã đưa ra để kéo Nga và Ukraine đi vào đàm phán, sẽ còn rất nhiều vấn đề liên quan cần phải tìm được cách giải quyết thỏa đáng nhất. Trước hết là vấn đề gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và trừng phạt Nga trên các lĩnh vực khác nhau, vấn đề các tài sản của Nga bị giữ tại các ngân hàng phương Tây và đặc biệt là việc chính quyền Kiev phải đảm bảo không phân biệt đối xử với ngôn ngữ và văn hóa Nga ở Ukraine.
Bài toán không đơn giản
Triển vọng giải quyết xung đột Nga - Ukraine là không hề đơn giản bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các kịch bản có thể diễn ra hoặc là với thỏa thuận thông qua đàm phán có nhượng bộ từ tất cả các phía, hoặc là do tình trạng căng thẳng tiếp tục kéo dài thì không chỉ Ukraine và Nga cũng mệt mỏi, nhất là về nguồn lực con người, hoặc nhờ xuất hiện những thay đổi đột biến do các yếu tố bên ngoài.
Cuối cùng, cách thức cuộc xung đột kết thúc sẽ có tác động sâu rộng đến an ninh châu Âu, vai trò của NATO, quan hệ xuyên Đại Tây Dương và sự cân bằng quyền lực toàn cầu.
Lời hứa giải quyết xung đột trong vòng 24 giờ của ông Trump dù luôn phải đối mặt với thực tế phức tạp của các mối quan hệ và lợi ích địa chính trị đan xen, nhưng nay dường như cũng đã hé mở những dấu hiệu mới tích cực và thực chất hơn.
Mặc dù ông Trump đã hứa chắc nịch, nhưng theo các nhà quan sát quốc tế, vẫn còn có nhiều kịch bản có thể xảy ra, trong đó khả dĩ nhất là: (i)Thỏa thuận đình chiến có điều kiện, với các nhượng bộ từng phần từ cả hai bên; (ii)Giải pháp "đóng băng xung đột" theo mô hình các cuộc xung đột ở khu vực Đông Âu cuối thế kỷ trước; (iii)Đàm phán kéo dài với những nhượng bộ từng bước. Ở đây, mỗi kịch bản đều chứa đựng những rủi ro và thách thức riêng, đòi hỏi sự khôn ngoan, tính thực tế và kỹ năng ngoại giao tinh tế của tất cả các bên.
Một giải pháp thực sự bền vững sẽ đòi hỏi có sự cân nhắc kỹ lưỡng đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan cũng như những tác động lâu dài đến trật tự thế giới trong tương lai.
Điều lý tưởng nhất là giải pháp hòa bình cho cuộc chiến Nga - Ukraine bao gồm được đủ các yếu tố cơ bản nhất như tôn trọng chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh cho cả hai bên và không tạo ra những mầm mống xung đột mới.
Thời gian sẽ cho thế giới thấy liệu lời hứa của ông Trump có thể sớm trở thành hiện thực, hay chỉ là một câu khẩu hiệu tranh cử đúng phong cách của doanh nhân Trump giữa bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay.