Như Dân trí thông tin,ấnđềpháplýtừvụthợtrangđiểmbịtốtrộmtiềnéplộtđồkiểbxh ngoai hang anh sáng 21/11, ông N.T. (47 tuổi, ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) tổ chức lễ cưới cho con trai, hai thợ trang điểm được thuê để trang điểm cho cô dâu. Khi mẹ chú rể phát hiện mất 20 triệu đồng, các thành viên gia đình đã yêu cầu 2 thợ trang điểm vào phòng kín để kiểm tra, thậm chí yêu cầu họ phải cởi đồ để khám xét.
Sau khi không phát hiện tài sản, gia đình chú rể đã xin lỗi nhưng 2 thợ trang điểm không đồng ý. Họ đăng tải clip bị lục soát lên mạng xã hội và trình báo cơ quan công an. Công an địa phương đang xác minh và xử lý vụ việc theo quy định.
Từ sự việc trên, độc giả Dân trí đặt câu hỏi, hành vi của gia đình đối với 2 thợ trang điểm có vi phạm pháp luật hay không?
Luật sư Trương Văn Tuấn (Trưởng Văn phòng luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM) đánh giá cách hành xử của người nhà chú rể là không phù hợp, đặc biệt khi chưa có cơ sở để đặt ra nghi vấn đối với 2 cô gái trang điểm, gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần, tâm lý cũng như danh dự, uy tín của những người này. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần khẩn trương xác minh, làm rõ các tình tiết sự việc nhằm xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Dưới góc độ pháp lý, ông Tuấn nhìn nhận dù các nội dung chưa thực sự rõ ràng nhưng dựa trên trình báo của 2 cô gái và thông tin trên mạng xã hội, cơ quan chức năng có thể xác minh dấu hiệu của các hành vi vu khống và làm nhục người khác.
Về hành vi vu khống, vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều mà người thực hiện biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Do đó, để làm rõ dấu hiệu của hành vi vu khống, vấn đề mấu chốt là cần tập trung xác minh có tồn tại việc biết rõ 2 thợ trang điểm lấy tiền là thông tin sai sự thật nhưng vẫn cố tình bịa đặt, nhằm mục đích xúc phạm những người này hay không. Nếu đáp ứng đủ 2 yếu tố trên, có cơ sở để xem xét trách nhiệm về tội vu khống.
Về hành vi làm nhục người khác, dưới góc độ khoa học pháp lý, "làm nhục người khác" được hiểu là hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như chửi rủa, sỉ nhục nơi đông người hoặc hành động khác như viết, vẽ, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người.
Ngoài ra, hành vi còn có thể thể hiện ở các hành động như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… để làm nhục người khác hay bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa hoặc buộc người bị hại làm theo ý muốn của mình nhưng tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Do đó, để xác định vụ việc trên có dấu hiệu của hành vi làm nhục người khác hay không, cần đảm bảo 2 yếu tố cấu thành cơ bản như sau: Thứ nhất, hành vi tố cáo, buộc thợ trang điểm lột đồ để kiểm tra có xảy ra ở nơi đông người hay không, được thực hiện như thế nào, việc quay, đăng tải clip lên mạng xã hội do ai thực hiện, nhằm mục đích gì và Thứ hai, mục đích của việc thực hiện hành vi chỉ đơn thuần là để kiểm tra tài sản hay nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Nếu có đủ các yếu tố trên, có thể xem xét trách nhiệm về hành vi có dấu hiệu làm nhục người khác.
Cũng theo dõi sự việc, luật sư Trần Hoàng Linh (Công ty Luật Bizlawyer & Partners, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận với những thông tin hiện có, chưa thể vội kết luận hành vi có dấu hiệu vu khống hay làm nhục người khác bởi còn tồn tại một số vấn đề vướng mắc như sau:
Thứ nhất, việc người nhà tra khảo, ép thợ trang điểm lột đồ (nếu có) được thực hiện ở phòng kín, không phải tại những nơi công cộng, đông người;
Thứ hai, theo thông tin hiện có, việc tra khảo nhằm giải đáp nghi vấn về việc thợ trang điểm có phải những người trộm tiền hay không, chưa đủ cơ sở để xác định ý chí chủ quan của người nhà khi tra khảo, ép thợ trang điểm lột đồ (nếu có) là để xúc phạm, làm nhục 2 cô gái này.
Thứ ba, về đoạn clip được đăng tải trên mạng, đây là clip do thợ trang điểm ghi lại và chủ động đăng tải, không phải do người nhà đăng lên.
Từ những căn cứ này, luật sư cho rằng còn nhiều vấn đề mà cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ một cách cẩn thận nhằm giải quyết vụ việc một cách thấu tình, đạt lý, trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật và bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Trong trường hợp nếu đây được xác định là vụ việc dân sự và không có dấu hiệu hình sự, các thợ trang điểm nếu cho rằng danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm thì có thể khởi kiện người thực hiện hành vi tại Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu tuyên buộc người có lỗi xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định của pháp luật.