Ông Jensen Huang (61 tuổi) là chủ tịch, tổng giám đốc điều hành kiêm người đồng sáng lập tập đoàn Nvidia - tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới có giá trị trên thị trường lên tới hơn 3.500 tỷ USD. Doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan (Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu thứ 11 trên thế giới với khối tài sản vào khoảng 124 tỷ USD. Năm 9 tuổi, Jensen Huang và anh trai được cha mẹ gửi tới Mỹ để sống cùng một người bác ruột ở thành phố Tacoma, bang Washington, Mỹ. Tại đây, người bác đã vô tình gửi anh em Jensen Huang vào học tại trường nội trú Oneida nằm ở bang Kentucky. Đây là ngôi trường vốn dành cho những thiếu niên cá biệt, có nhiều vấn đề, khiến gia đình bất lực. Người bác ruột vì không tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng nên tưởng đây là một trường nội trú danh tiếng. Việc Jensen Huang từng phải theo học ở đây khiến ông gặp phải không ít vấn đề, nhưng chính trải nghiệm này đã góp phần hình thành nên tính cách mạnh mẽ, kiên cường, bền bỉ và khả năng thích ứng với hoàn cảnh ở ông Huang. "Học sinh trong trường đa phần rất ngổ ngáo, họ đều hút thuốc, luôn thủ sẵn dao nhỏ trong người, sẵn sàng đánh nhau bất cứ lúc nào. Tôi cũng bị bắt nạt và luôn phải làm nhiệm vụ dọn dẹp nhà vệ sinh thay cho các nam sinh khác. Tôi là nam sinh duy nhất trong trường không biết đánh nhau, không hút thuốc, không uống rượu. Người bạn cùng phòng của tôi chưa đọc thông viết thạo. Tôi làm thân với cậu ấy và đề nghị giúp cậu ấy đọc viết thành thạo. Ngược lại, tôi đề nghị cậu ấy dạy tôi cách rèn luyện thể lực để có được thể hình khỏe khoắn như cậu ấy. Chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện lời hứa của mình", ông Huang từng chia sẻ kỷ niệm thời niên thiếu trong trường giáo dưỡng với tờ tin tức New Yorker(Mỹ). Thực tế, ông Huang đã liên tục phải chịu đựng sự bắt nạt xuyên suốt những năm tháng đi học tại Mỹ. Trước khi được gửi vào trường nội trú Oneida, cậu thiếu niên Jensen Huang từng học tại một ngôi trường gần nhà. Mỗi ngày tới trường, Huang phải đi qua một cây cầu treo bắc qua sông. Mặt cầu treo được ghép bằng những tấm ván gỗ cũ kỹ, một số tấm đã bị long ra khỏi mặt cầu. Từ trên cầu nhìn xuống mặt sông là một khoảng cách lớn, mỗi khi có người đi qua, cầu rung lên và văng sang hai bên theo bước chân người đi. Những cậu thiếu niên tinh nghịch thấy Jensen Huang là học sinh mới nên tìm cách dọa nạt, họ rung cầu treo thật mạnh để Huang sợ hãi. Nhưng Huang không hoảng sợ, cũng không tức giận. Rất nhanh chóng, Huang kết thân được với những cậu bé đang có ý định bắt nạt mình và cùng những đứa trẻ này thực hiện những chuyến "thám hiểm" vào sâu trong khu rừng gần đó, để khám phá cảnh quan tại địa phương. Cha mẹ của ông Jensen Huang làm việc không mệt mỏi để có thể chu cấp cho các con, đặc biệt, mẹ ông là người có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự trưởng thành của ông. Mẹ của ông không biết tiếng Anh nhưng khi xác định sẽ gửi hai con trai sang Mỹ trước, bà đã mua ngay một cuốn từ điển tiếng Anh và mỗi ngày cùng các con học 10 từ mới. Bà đã làm tất cả những gì có thể để cùng các con chuẩn bị cho tương lai nơi đất khách quê người. Đối với ông Huang, sự nỗ lực làm việc chăm chỉ và những hy sinh mà cha mẹ đã chịu đựng trong những năm tháng gia đình còn gặp nhiều khó khăn khiến ông rất xúc động mỗi khi nghĩ về gia đình. Ông luôn biết ơn sự nỗ lực miệt mài của cha mẹ. Chính sự vất vả của cha mẹ đã trở thành động lực để ông Huang nỗ lực vươn tới thành công. Sự đam mê học hỏi, niềm khát khao tri thức cũng luôn tồn tại trong cậu thiếu niên Jensen Huang, bất chấp mọi khó khăn trong đời sống thực tế. Trong những năm tháng học tập tại trường trung học Aloha, thuộc khu định cư Aloha, bang Oregon, Mỹ, cậu thiếu niên Jensen Huang luôn là nam sinh "ngoại hạng" của trường. Huang không chỉ học giỏi mà còn chơi thể thao giỏi. Cậu thiếu niên có thế mạnh ở các môn khoa học tự nhiên và bộ môn bóng bàn. Vì có lực học tốt, cậu thiếu niên hoàn tất chương trình trung học sớm hai năm và tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi. Sau đó, Huang đăng ký xét tuyển vào Đại học bang Oregon, theo học chuyên ngành kỹ thuật điện. Chính giai đoạn này, ông bắt đầu xây dựng tinh thần khởi nghiệp. Ngay từ khi còn đang đi học, ông đã cùng bạn bè thành lập một công ty thiết kế chip. Đây là động thái đầu tiên cho thấy niềm hứng thú của ông Huang trong lĩnh vực kinh doanh và cải tiến công nghệ. Sau khi tốt nghiệp Đại học bang Oregon (Mỹ) trong năm 1984, ông Huang làm việc cho một số công ty công nghệ để tích lũy kinh nghiệm. Sau đó, ông tiếp tục học lên thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện tại Đại học Stanford (Mỹ) và hoàn tất việc học trong năm 1992. Ông Huang thành lập công ty Nvidia trong năm 1993, một năm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Stanford. Trong những năm tháng học đại học, tầm nhìn của ông Huang đối với lĩnh vực chip điện tử đã bắt đầu hình thành. Ông rất hứng thú với sự phát triển mạnh mẽ của đồ họa máy tính và nhìn thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này vượt xa những dự báo của các chuyên gia. Ông Huang đã dành nhiều đêm ngồi bàn chuyện với các bạn bè có kiến thức trong lĩnh vực chip điện tử. Năm 1993, ông thành lập công ty Nvidia cùng với hai cộng sự là Chris Malachowsky và Curtis Priem, hai người này là những chuyên gia thiết kế vi mạch điện tử dày dạn kinh nghiệm và hơn tuổi Huang. Dù ít tuổi và ít kinh nghiệm hơn hai cộng sự Malachowsky và Priem, nhưng Huang được hai cộng sự nhìn nhận là rất có tố chất để trở thành tổng giám đốc điều hành của công ty công nghệ, bởi khả năng nắm bắt kiến thức rất nhanh nhạy. Sau khi thành lập Nvidia, ông Huang phải đi qua những giai đoạn rất u ám. Chẳng hạn, hồi năm 1996, ông buộc phải cho 70/110 nhân viên nghỉ việc vì tài chính công ty cạn kiệt. Trong hơn 20 năm đầu sinh sống trên đất Mỹ, nhìn chung, ông Huang phải trải qua nhiều đắng cay, nhưng ông không bao giờ để những trải nghiệm ấy khiến ông có cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc đời. Ông vẫn tiếp tục theo đuổi tri thức, tìm cách tạo nên sự đột phá để vươn tới thành công. Thời đi học, ông thường xuyên bị bắt nạt. Thời sinh viên, ông làm nhiều công việc lao động chân tay thu nhập thấp, để có tiền trang trải sinh hoạt phí. Đến khi thành lập công ty riêng, không ít lần công ty của ông rơi vào cảnh lao đao, bị đánh bật ra khỏi thị trường, bởi không cạnh tranh nổi với các "ông lớn" khác... Những câu chuyện về thời niên thiếu và tuổi trẻ của ông Huang được viết nên bởi toàn những khó khăn, thách thức. Nhưng chính tinh thần bền bỉ, nhẫn nại và lòng quyết tâm đã trở thành sức mạnh để ông vượt qua mọi nghịch cảnh. Câu chuyện về cuộc đời ông Jensen Huang vì thế được xem là câu chuyện truyền cảm hứng để những người khác vững tâm hơn khi đối diện với khó khăn. Dù từng phải đi qua những trải nghiệm khó khăn, thậm chí cay đắng, buồn bã, nhưng ông Huang luôn biết ơn những trải nghiệm ấy bởi đối với ông, đó chính là chìa khóa thành công. "Tầm vóc của một con người đến từ nhân cách của họ, nhân cách chưa chắc đồng hành cùng với trí tuệ. Những người rất thông minh chưa chắc đã là những người có nhân cách đẹp. Nhưng những người từng đi qua nhiều nỗi đau và sự khốn khổ lại có khả năng để hình thành nên nhân cách cao đẹp", ông Huang từng chia sẻ trong cuộc gặp gỡ sinh viên Đại học Stanford (Mỹ) hồi đầu năm nay. Ông Huang khẳng định, mỗi khi ông nói về nỗi buồn và sự khốn khổ, ông luôn nói với thái độ tích cực nhất. Ông tin rằng mỗi người đều cần phải đi qua những nỗi buồn và sự khốn khổ mới có thể dần hoàn thiện nhân cách và nghị lực của mình, để từ đó, họ có đủ nội lực vươn tới những điều lớn lao. Theo Education Next Tuổi thơ bị bắt nạt,ôtìnhbịgửivàotrườnggiáodưỡngtỷphúJensenHuangthayđổicuộcđờbảng xh v league bị gửi nhầm vào trường... giáo dưỡng
Động lực thành công đến từ lòng biết ơn cha mẹ và niềm khát khao tri thức
Cuộc đời dẫu thăng trầm, nhưng không bao giờ nhìn đời bi quan, tiêu cực