9X Đà Nẵng biến đồ phế thải thành 'báu vật' có một không hai_kết quả vòng loại u21 châu âu
Phát hiện bất ngờ
Anh Trịnh Ngọc Huy Toàn (SN 1991,ĐàNẵngbiếnđồphếthảithànhbáuvậtcómộtkhôkết quả vòng loại u21 châu âu Đà Nẵng) có niềm đam mê với nhạc cụ từ nhỏ. Lớn lên, anh luôn bị cuốn hút bởi những buổi biểu diễn bằng nhạc cụ được làm từ đồ phế thải của nghệ sĩ đường phố.
Năm 2011, khi vô tình thổi hơi vào ống lá đu đủ, anh nhận thấy vật này phát ra những âm thanh như tiếng sáo. Những âm thanh chưa tròn đều nhưng du dương khiến anh tò mò, quyết định khoét thêm các lỗ nhỏ trên thân ống.
Sau vài phút mày mò, ống lá đu đủ biến thành chiếc sáo độc đáo, phát ra những nốt nhạc lạ tai. Thành công này khiến anh Toàn có suy nghĩ tất cả những vật dụng gần gũi trong cuộc sống, thậm chí là đồ phế thải, đều có thể tạo ra âm thanh đặc sắc.
Từ đó, anh quyết định sáng tạo nhạc cụ từ những đồ vật hỏng trong nhà, đồ phế thải ở bãi phế liệu. Anh “độ lại” chiếc ghế inox hỏng ở nhà làm nhạc cụ.
Cũng như lần trước đó, anh tận dụng phần chân ghế là một ống inox rỗng ruột làm sáo. Anh khoét lỗ trên chân ghế, giúp vật dụng tưởng chừng bỏ đi phát ra âm thanh véo von.
Sau chân ghế hỏng, anh tiếp tục biến đoạn ống nhựa cũ, chân micro hỏng, cưa gỗ hỏng, khung xe đạp mini, chai nước nhựa, ống hút… thành những chiếc sáo độc lạ. Những nhạc cụ tự chế này đều có thể sử dụng để hòa tấu trên nhiều nền nhạc.
Anh chia sẻ: “Sau ống lá đu đủ, đồ vật bỏ đi đầu tiên được tôi tận dụng để chế thành nhạc cụ là chiếc ghế hỏng. Tuy vậy, nhạc cụ chế từ phế thải mà tôi tâm đắc nhất là chiếc kèn ống pô xe máy.
Tôi mua chiếc pô xe máy cũ này từ một tiệm sửa xe rồi nghiên cứu, làm rỗng ruột, khoét lỗ để tạo ra âm thanh.
Các công đoạn khó nhất là làm sao để khoét lỗ cho hợp lý, đo âm từng nốt, để âm thanh ra đúng, chuẩn, có thể hòa tấu cùng với những loại nhạc cụ khác. Tôi mất 3 năm mày mò mới hoàn thiện chiếc kèn có một không hai ở Đà Nẵng này”.
Sau khi hoàn thiện, anh Toàn nhiều lần chơi nhạc cụ này trước người thân, bạn bè. Những người chứng kiến không chỉ bất ngờ mà còn thích thú, ngạc nhiên. Bởi, ngoài sự độc đáo, lạ mắt, chiếc kèn còn cho ra âm thanh rất hay.
Lan tỏa phong trào sử dụng đồ tái chế
Những nhạc cụ độc đáo từ đồ phế thải của anh Toàn nhanh chóng được nhiều người chú ý. Thậm chí, có người còn đến tận nhà, đặt vấn đề mua lại với mức giá bất ngờ. Tuy vậy, anh luôn từ chối.
Anh tâm niệm bản thân sáng tạo các loại nhạc cụ từ đồ phế thải để thỏa niềm đam mê với âm nhạc của mình. Do đó, anh quyết định giữ chúng làm kỷ niệm và chỉ biểu diễn phục vụ cộng đồng chứ không có ý định thương mại.
Ngoài mục đích trên, thông qua những nhạc cụ độc đáo của mình, anh còn muốn lan tỏa phong trào sử dụng đồ tái chế, bảo vệ môi trường. Anh cũng mong các sản phẩm sẽ giúp mọi người có cái nhìn đúng hơn về đồ phế thải.
Mỗi khi có dịp, anh thường đem những nhạc cụ trên đi biểu diễn tại các chương trình âm nhạc đường phố của Đà Nẵng. Có lần, anh biểu diễn tại chân cầu Rồng trước sự chứng kiến của nhiều người dân, du khách nước ngoài.
Các nhạc cụ trên cũng giúp anh có đêm diễn thành công liên quan đến chủ đề hạn chế sử dụng đồ nhựa do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh TP Đà Nẵng tổ chức.
Trước đó, năm 2016, ý tưởng biến đồ nhựa cũ thành cây sáo cũng giúp anh đoạt giải quán quân trong cuộc thi Tìm kiếm tài năngdo Đại học Duy Tân tổ chức.
Anh tâm sự: “Tôi sáng tạo ra những nhạc cụ này không chỉ vì thú vui riêng, mà còn muốn mọi người hiểu và có cái nhìn đúng hơn về đồ phế thải.
Nhiều đồ vật hỏng, đồ phế thải… nếu biết cách tận dụng, biết mày mò sáng tạo, chúng ta vẫn có thể biến chúng thành vật dụng có ích.
Hơn thế, thông qua tái chế đồ bỏ đi, chúng ta đã góp phần vào việc hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường. Tôi thấy việc tái chế, biến đồ phế thải thành nhạc cụ không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội.
Do vậy, trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục sáng tạo để có thêm những sản phẩm độc đáo từ đồ phế thải, góp phần lan toả việc bảo vệ môi trường, giúp mọi người có cái nhìn đúng hơn về đồ phế thải.
Với mục đích trên, tôi sẵn lòng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực này với những người có chung sở thích”.
Tiếc thứ bỏ đi, người đàn ông tái chế thành 'hàng độc' ai cũng thích
Từ đồ phế liệu bỏ đi phơi nắng, phơi mưa và gây ô nhiễm môi trường…, người đàn ông Bình Thuận hô biến thành những sản phẩm độc, lạ vô giá.