Ông Hoàng Nam Tiến nổi tiếng với những bài nói chuyện truyền cảm hứng và những phát ngôn "gây bão" trên mạng xã hội. Đồng thời,ệnkhởinghiệpbánđálạnhtừnămtuổicủaôngHoàngNamTiếalnassr vs vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT cũng thường có những lời khuyên cho người trẻ khởi nghiệp. Mới đây, ông chia sẻ với VietNamNet về cách dạy con và câu chuyện khởi nghiệp từ khi còn bé thơ.
Hồi 10 tuổi, nhà ông Hoàng Nam Tiến ở phố Trần Phú (Hà Nội) - nơi mà gia đình các tướng quân đội thường ở. Mùa hè, cậu bé Tiến khi đó rất hay mua thạch ở một quán tại ngõ nhỏ Tôn Thất Thiệp. Một lần, khi ông đến mua thạch, bà bán quán hỏi một câu: “Nhà cậu có đá lạnh không?” - “Đá ư? Có ạ” - “Vậy cậu bán cho tôi”.
Những năm 1970 – 1980 của thế kỷ trước, số gia đình ở Hà Nội có tủ lạnh rất hiếm. Trong khi đó, trong khu chỉ có mỗi nhà ông Tiến có tủ lạnh. "Vậy là ý tưởng 'khởi nghiệp' bỗng nảy sinh”, ông Tiến kể.
Lúc đó, bà cụ đã đưa cho cậu bé Tiến khi ấy 4 hộp nhôm kích thước khoảng 30cm (dài) x 15cm (rộng) x 10 cm (dày), dặn cho nước vào đó và sau 1 đêm được 4 hộp đá. “Tôi không nhớ chính xác hồi đó bán được bao nhiêu tiền mỗi hộp, nhưng đổi ra tiền bán số đá đó tương đương giá 2 bát phở Đường Tàu thuở đó”, ông Tiến nhớ lại.
Cứ thế, hằng ngày, buổi trưa sau đi học về, cậu bé lại nhanh chóng lấy 4 khay đá cho vào túi vải rồi mang ra ngõ Tôn Thất Thiệp giao cho bà cụ. “Đó là việc khởi nghiệp đầu tiên của tôi. Việc 'kinh doanh' diễn ra vô cùng tốt. Sau này, mẹ tôi cũng biết chuyện nhưng bà chỉ cười xòa”, ông Tiến chia sẻ.
Số tiền kiếm được từ việc bán đá, ông Tiến chủ yếu dành để mua sách, đổi lấy tri thức. Bởi sách hồi đó rất hiếm.
Thuở nhỏ, chủ yếu thời gian sống ở nhà cùng mẹ nhưng ông Tiến cho hay, mình được thừa hưởng sự giáo dục không chỉ từ mẹ. Ba ông - chiến tướng Hoàng Đan, có một cách giáo dục con cái rất đặc biệt.
Ông Tiến kể cứ đến mùa hè là ông chỉ được nghỉ hè 15 ngày, sau đó vào ở với ba trong quân đội. Lần đầu tiên, ông vào ở với ba khi mới 5 tuổi. Khi lớn hơn, ông ở với Đại đội Trinh sát, Tiểu đoàn Quân y, Đại đội Xe... Vì vậy, người lính làm gì, đi đâu, ăn gì, cậu bé Tiến cũng làm như vậy.
“Tôi cũng làm những việc như tập trận, xây nhà, trồng cây, chăn lợn... Đó là cách giáo dục rất đặc biệt của người tướng chỉ huy quân đội ít có thời gian gần con. Chưa bao giờ ông nói rằng con phải thế này, thế kia hay để trở thành người tốt phải làm sao... thay vào đó, ba tôi làm gương”, ông Tiến kể.
Thời gian cạnh ba, cậu bé tranh thủ quan sát và có được nhiều bài học thú vị. Khi ở đơn vị quân đội, việc đầu tiên tướng Hoàng Đan làm sau khi kết thúc giờ làm việc là tưới rau, trồng cây, thu hoạch rau quả. Cậu bé Hoàng Nam Tiến học theo, về thực hành ngay tại khu nhà mình. Khi về khu tập thể Trần Phú, cậu bé trồng sắn dây, trồng cà chua, nuôi gà và lợn. Tất cả trẻ con trong khu đều “thi đua” cùng trồng theo. Các ông bố, bà mẹ đều rất vui khi nhìn thấy con nuôi được gà, trồng được những quả cà chua, thu hoạch sắn dây.
“Có lẽ vì làm tất cả mọi việc, từ những việc nhỏ nhất ngay khi còn bé đã giúp thế hệ chúng tôi giờ đây có thể tự tin làm được mọi việc được giao bởi coi đó là những việc rất bình thường” - ông Tiến chiêm nghiệm.
Ông Tiến cũng không áp đặt lên việc học của chính con mình. Con gái ông từng trúng tuyển và làm lớp trưởng của lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Thế nhưng, một ngày, người cha cũng là dân chuyên Toán quyết định cho con nghỉ. Quyết định bất ngờ đó cũng khiến hiệu trưởng của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (cũng là thầy cũ của ông Tiến) không khỏi băn khoăn. Nhưng quyết định của ông Tiến đơn giản chỉ là: ông không muốn con phải học từ sáng đến tối.
Chuyển ra trường ngoài, khi không còn áp lực quá lớn của việc phải học trường chuyên lớp chọn, con ông có thời gian chơi game, cosplay (hóa trang thành các nhân vật hoạt hình, truyện tranh) thành các nhân vật trong anime Nhật Bản. “Không bao giờ tôi ép con phải cố gắng trở thành thủ khoa, hay thi đạt điểm thật cao. Tôi muốn con được học và được sống cùng đam mê của cháu. Sau này, con gái tôi vẫn biết ơn tôi vì điều đó”.
Ông Tiến có quan điểm cởi mở và linh hoạt với các sở thích của con cái mình. Ông không cấm nhưng tìm cách điều hòa sở thích và việc học sao cho con vừa được thỏa mãn đam mê, vừa đảm bảo kết quả học.
Ông kể con gái ông rất thích chơi game. Dù phần đông phụ huynh thường cấm con chơi game nhưng ông Tiến cho rằng việc này không thể cấm được. Ông bèn ra điều kiện, cứ 2 giờ học được 1 giờ chơi game. Hai bố con thỏa thuận cứ điểm Toán trên 8 sẽ được chơi game thoải mái...
“Con cứ đạt được kết quả học tốt, không việc gì phải hạn chế game cả”. Sau đó, ông tiếp tục gợi ý và thỏa thuận với con về việc kiếm tiền từ chơi game, thay vì chỉ chơi đơn thuần. “Con tôi đã bán được các món đồ, nhân vật từ game với giá 10 triệu đồng”, ông Tiến chia sẻ.
Hay với sở thích Cosplay cũng vậy. Ông kể có một lần, con thỏ thẻ xin mua cho phụ kiện này kia để hóa trang thành nhân vật. Cả bộ tính ra phải 10 triệu đồng. Ông mới hỏi con có thể làm được bộ đồ đó không? Con ông nói có thể làm được, nhưng không có máy may. “Tôi suy nghĩ về việc này và hôm sau, tôi quyết định mua máy may về nhà, hỏi con tại sao không thử làm ra để bán kiếm tiền?
Con gái ông đã may ra những bộ tương tự, không chỉ tự may cho mình mà còn bán được với giá lên đến 30 triệu đồng, rẻ 10 triệu đồng/bộ. “Sau này, con gái tôi cũng rất hiểu những việc đó, không chỉ thỏa mãn đam mê mà con còn hiểu về giá trị đồng tiền” – ông nói.
Theo ông Tiến, phụ huynh mỗi thời, mỗi hoàn cảnh có mỗi cách giáo dục khác nhau nhưng quan trọng phải giúp con trưởng thành và tin vào chính mình. Có rất nhiều cách để cha mẹ hiểu con, giúp con phát triển, dạy con chuyện kiếm tiền, cân bằng đam mê… một cách gần gũi, tự nhiên mà không phải là “một cuộc chiến”.
Điều quan trọng, phụ huynh hãy đối thoại với con con thẳng thắn, chân thành và yêu thương, con sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và tình yêu của cha mẹ.