发布时间:2025-01-13 05:14:50 来源:Xổ số 88 作者:Cúp C2
Biến cố được tin có liên quan đến sự phân hóa giai cấp đang diễn ra trong xã hội Mỹ và Tây Âu.
Trong cuốn sách "Cuộc chiến giai cấp mới" và nhiều bài xã luận gần đây trên tạp chí American Affairs,ìmcănnguyêngâybạoloạnởMỹsaucáichếtcủtỷ số vòng loại euro nhà phân tích Michael Lind giải thích, ở Mỹ và các nền dân chủ khác ở Bắc Đại Tây Dương, sự phân chia địa lý lớn nhất là giữa các thành phố trung tâm mật độ cao và các vùng trung tâm mật độ thấp hơn.
Các cuộc bạo loạn là hiện tượng đặc trưng ở các thành phố trung tâm, với những người tham gia đáng chú ý nhất là các thành phần 'nổi loạn' trẻ tuổi, da trắng, con nhà giàu và ăn vận như ninja.
Người biểu tình bịt mặt ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ sau cái chết của George Floyd. Ảnh: TabletMag |
Phân hóa xã hội sâu sắc
Theo ông Lind, hầu hết các nhà máy, nhà kho, trung tâm phân phối và các cấu trúc công nghiệp mới như một 'khối máy chủ dịch vụ' đều nằm trong vùng trung tâm mật độ thấp, cùng với nền nông nghiệp đã được công nghiệp hóa, năng lượng và khai thác mỏ. Hệ thống giai cấp ở các vùng trung tâm có xu hướng bình đẳng hơn vì những khu vực này có tỷ lệ người giàu và người nghèo trong cơ cấu dân cư tương đối thấp hơn so với tầng lớp lao động. Các công dân da trắng bản xứ chiếm phần lớn tại các vùng trung tâm ngoại ô phi tập trung.
Tuy nhiên, trái với công thức đã lỗi thời về "đô thị", "nhóm người thiểu số" và "người nghèo", hầu hết người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha thuộc về tầng lớp lao động và sống ở các vùng ngoại ô và thị trấn nhỏ.
Các thành phố trung tâm có cấu trúc xã hội hoàn toàn khác so với vùng trung tâm mật độ thấp. Đứng đầu là các thành viên giàu có thuộc tầng lớp quản lý phía trên, kể cả những người nhập cư được giáo dục tốt lẫn những người bản xứ. Thu nhập của họ khác nhau, nhưng những người có trình độ đại học hoặc sau đại học chiếm ưu thế trong quản lý doanh nghiệp, tài chính, kinh doanh, dịch vụ nghề nghiệp, chính quyền và khu vực phi lợi nhuận ở các thành phố trung tâm Mỹ như New York, Washington, San Francisco, Atlanta, Seattle và Austin.
Sự phân hóa xã hội lớn nhất ở Mỹ là giữa tầng lớp trên có ít nhất 4 năm học đại học, chiếm khoảng 1/3 dân số quốc gia và tầng lớp lao động có trình độ học vấn kết thúc bằng tốt nghiệp trung học và có lẽ vài năm giáo dục hoặc đào tạo nghề nữa, bất kể thu nhập.
Ở các thành phố trung tâm như New York và San Francisco, tầng lớp trên được phân chia thành "thượng tầng của lớp trên" - những nhà quản lý, chuyên gia được trả lương cao trong kinh doanh cũng như tài chính, và "bộ phận thấp hơn của lớp trên" gồm các công chức như giáo viên trường công và các quản lý tại cơ quan công quyền, những người chấp nhận mức lương khiêm tốn để đổi lấy công việc ổn định và đãi ngộ tốt, kể cả lương hưu.
Tầng lớp lao động ở các thành phố trung tâm thậm chí còn bị phân tách hơn nữa. Những người sinh ra ở nước ngoài và nhập cư vào Mỹ chiếm phần lớn lực lượng lao động thu nhập thấp. Ở New York, Los Angeles và San Francisco, khoảng 30% - 40% cư dân là người nước ngoài di cư. Một phần trong số những người nhập cư này là lao động tự do và làm chủ doanh nghiệp. Song, nhiều người trong số họ làm việc như giúp việc gia đình, trợ lý y tế hoặc lao động thời vụ bấp bênh, không có hợp đồng cố định hay được hưởng phúc lợi do chủ thuê cung cấp.
Ngoài những người nhập cư, ở nhiều thành phố Mỹ còn có các khu tập trung người Mỹ gốc Phi nghèo. Nhiều cư dân tại đây là hậu duệ của những người di cư từ vùng nông thôn miền nam đất nước đến trong giai đoạn từ Thế chiến thứ nhất đến những năm 1960, để làm việc trong các ngành công nghiệp hiện không còn tồn tại hoặc đã bị di dời sang các khu vực khác của Mỹ hay thậm chí đến những quốc gia khác. Sau quá trình suy giảm hoạt động công nghiệp, nhiều gia đình trong số này thiếu các nguồn lực hậu thuẫn để rời đi.
Bị mắc kẹt trong các khu dân cư vô chủ, họ không có việc làm, bị giới hạn tiếp cận với các tiện nghi cuộc sống như các cửa hàng, cửa hiệu và sa chân vào các hoạt động tội phạm có tổ chức địa phương, ngoài những tác động có thực nhưng đang giảm dần của nạn phân biệt chủng tộc trong toàn xã hội Mỹ.
Cuối cùng, bộ phận có thể được gọi là "lớp trên của tầng lớp lao động" tại các thành phố trung tâm là một nhóm công chức khác, đặc biệt là cảnh sát, nhân viên của các cơ quan ứng cứu khẩn cấp và lính canh trại giam, nhà tù. Bộ phận này ngày càng đa dạng về chủng tộc. Các nhân viên thực thi pháp luật có xu hướng xuất thân từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động, nhưng liên minh với nhau và có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn cùng phúc lợi tốt hơn so với những lao động nhập cư thu nhập thấp hoặc người nghèo bản xứ ở thành thị. Ở một số vùng của đất nước, cảnh sát và lính cứu hỏa có thể sống ở vùng ngoại ô và đi làm trong các thành phố.
Mâu thuẫn âm ỉ
Hai nhóm thống trị khu vực công - bộ phận thấp hơn của tầng lớp trên (gồm các quan chức, công chức) và lớp trên của tầng lớp lao động (gồm các nhân viên thực thi pháp luật và cơ quan ứng cứu khẩn cấp) tạo thành một rào cản nhân tạo giữa những người nghèo chủ yếu không phải da trắng và tầng lớp ưu tú về kinh tế, chủ yếu là người da trắng ở các thành phố trung tâm Mỹ.
Các giáo viên trường công tương tác hàng ngày với các nhóm học sinh thành thị đến từ các gia đình thu nhập thấp, trong khi nhiều người da trắng giàu có cho con cái họ học tại các trường tư ở thành thị hoặc vùng ngoại ô.
Cảnh sát và các nhân viên ứng cứu khẩn cấp hàng ngày thường nhận được yêu cầu xử lý các vụ phạm tội hoặc tranh chấp tại những khu dân cư nghèo ở thành thị. Những tương tác giữa người nghèo thành thị bản xứ và gốc gác nước ngoài với các nhân viên tuyến đầu thuộc khu vực công tại các thành phố lớn này có thể tạo ra sự nghi ngờ và thù địch ở cả hai phía.
Để đủ điều kiện tham gia các chương trình thử nghiệm phúc lợi như tem phiếu thực phẩm và trợ cấp y tế, người nghèo phải giao tiếp với các công chức trong các cơ quan hành chính, những người thường có vẻ thờ ơ, vô cảm. Lực lượng cảnh sát và nhân viên nhà tù luôn phải làm việc với những tên tội phạm và bọn bắt nạt. Sự căng thẳng cùng nguy hiểm trong công việc đã khiến họ trở nên hung dữ với những người khác. Những người dân bị cảnh sát kiểm tra, giám sát an ninh thường cảm thấy bị trấn áp, trong khi những người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát an ninh có thể cảm thấy bản thân bị coi thường và đe dọa.
Tất cả tích tụ cho đến khi bùng nổ bằng sự kiện nào đó ở nơi cọ xát giữa khu vực công và người nghèo thành thị. Thông thường, một vụ cảnh sát giết hoặc đánh đập người sẽ thổi bùng biểu tình tại một thành phố trung tâm. Ngay cả khi cuộc biểu tình ban đầu diễn ra một cách hòa bình, nó thường bị các băng đảng tội phạm lợi dụng thành cơ hội cướp phá. Đây là câu chuyện về các cuộc bạo loạn đô thị lớn ở Mỹ trong giai đoạn từ Thế chiến hai đến thế kỷ 21. (Hầu hết các sự kiện được gọi là "bạo loạn sắc tộc" ở Mỹ từ Nội chiến đến Thế chiến hai có đặc điểm khác. Chúng là những cuộc đàn áp có tổ chức của các lao động da trắng chống lại những đối thủ da đen cạnh tranh về việc làm và nơi sinh sống).
Bắt đầu từ những năm 1960 - 1970 bằng nhóm bạo động Weather Underground và tiếp sau đó vào những năm 1990 với các kẻ phá hoại thuộc "khối da đen" đi khắp thế giới để đập phá các cửa sổ văn phòng cũng như khách sạn tại nơi diễn ra các cuộc họp tài chính toàn cầu, Mỹ và châu Âu đã chứng kiến sự xuất hiện của một dạng "văn hóa nhóm bạo lực" của phe cánh tả cực đoan. Các thành viên của những nhóm như Antifa, hiện thân mới nhất của phe cánh tả bạo lực, luôn là những đứa trẻ được nuông chiều của tầng lớp trên da trắng.
Những thanh niên da trắng đốt phá trong lúc tham gia biểu tình đòi công bằng sắc tộc ở Minneapolis. Ảnh: TabletMag |
Những kẻ đứng sau bạo loạn biểu tình
Các thanh niên tầm ngoài 20 tuổi nghèo và thuộc tầng lớp lao động Mỹ không hoang phí tiền để mua những bộ đồ ninja màu đen lạ mắt và cũng không có thú vui tiêu tốn thời gian để lên kế hoạch thúc đẩy các cuộc biểu tình. Điều này không có gì mới. Một người theo phe cánh tả kỳ cựu của thập niên 1960 kể, do bố mẹ có rất nhiều tiền nên người này thoải mái tham gia phong trào phản kháng của thanh niên vào thời điểm đó.
Điểm mới của các cuộc bạo loạn diễn ra trên khắp nước Mỹ tuần trước sau cái chết của Floyd, 46 tuổi là sự hội tụ của hai dòng chảy riêng biệt trước đây, gồm các cuộc bạo loạn quen thuộc ở các khu dân cư nghèo thành thị, bắt nguồn từ sự cố liên quan đến cảnh sát và tư tưởng nổi loạn của những thanh niên da trắng trẻ tuổi thuộc tầng lớp trên ở các quận trung tâm thành phố. Sự hội tụ này là kết quả biến đổi của những khu dân cư từng là nơi chiếm giữ của tầng lớp lao động.
Việc suy giảm các hoạt động công nghiệp tại các thành phố lớn cùng giá bất động sản tăng cao đã buộc hầu hết tầng lớp lao động thuộc mọi sắc tộc phải rời khỏi các thành phố trung tâm để đến các vùng ven và ngoại ô thu nhập thấp. Con cái của giới thượng lưu da trắng ở thành thị, với một số ưa thích cuộc sống tự do, dịch chuyển; một số đang trải qua quá trình thực tập nghề nghiệp không lương hoặc thù lao thấp do cha mẹ sắp xếp (đặc quyền chỉ dành cho giới thượng lưu), sẽ đến ở tại những khu chung cư từng là nơi sinh sống của công nhân và biến các nhà kho, nhà máy cũ thành nơi tạm trú phóng túng của họ.
Nhóm thanh niên 20 - 30 tuổi tại những khu dân cư mới cải tạo này ở thành thị là thành tố của phong trào cánh tả cấp tiến mới. Họ gia nhập đảng Đảng xã hội dân chủ Mỹ (SDA), tham gia các cuộc thanh trừng, phản kháng trên Twitter và chuyển đến Brooklyn nhờ vào trợ cấp từ bố mẹ. Họ đòi các tỷ phú phải trả tiền cho hoạt động lý tưởng của họ.
Thực tế trên đã giúp giải thích tại sao lại có nhiều thanh niên da trắng, gồm cả những người biểu tình ôn hòa và những kẻ phá hoại, đến như vậy so với những người Mỹ gốc Phi trong vô số video về các cuộc biểu tình, bạo loạn ở những thành phố lớn trên khắp nước Mỹ và so với các hình ảnh về bạo loạn đô thị ở các thế hệ trước.
Do giá thuê nhà tăng, những phần tử cánh tả và những người theo đường lối tự do da trắng đã thay thế tầng lớp lao động phi da trắng và người nghèo (phần đông là những người theo đường lối bảo thủ xã hội) ở những nơi như Brooklyn, Oakland và Austin. Mặc dù nguyên nhân khởi phát biểu tình ban đầu có thể là cái chết của một thành viên thuộc nhóm người thiểu số trong tay cảnh sát, nhưng những phần tử cánh tả trẻ tuổi, giàu có lại quan tâm nhiều hơn đến bạo lực mang tính biểu tượng cho sự chống đối chủ nghĩa tư bản và những thứ khác.
Trang TabletMag dẫn lời nhà phân tích Lind nhận định, những đứa trẻ đến từ tầng lớp thượng lưu này rốt cuộc có thể gây hại cho những người họ muốn đại diện tiếng nói. Sau khi tham gia đập phá, cướp bóc và đốt cháy các cơ sở kinh doanh địa phương trong lúc biểu tình bạo lực, nếu bị bắt, họ có thể được bảo lãnh tại ngoại sau các cuộc điện thoại nhắm đến những ông bố, bà mẹ giàu có của họ.
Sẽ mất nhiều năm để các thành phố trung tâm Mỹ hồi phục tổn hại vì bạo loạn cũng như tác động tiêu cực của dịch bệnh và các biện pháp phong tỏa nhằm dập dịch. Những người nghèo và tầng lớp lao động da đen ở Mỹ sẽ bị mất việc trước tiên, do các quản lý doanh nghiệp ở tầng lớp trên trao các hợp đồng gia công cho Mexico hoặc Trung Quốc. Sau đó, họ sẽ bị những đứa con nổi loạn của tầng lớp da trắng ở trên thay thế trong các khu dân cư cũ ở đô thị và cả các cuộc biểu tình.
Rất nhiều trong số những kẻ gây bạo loạn trong bộ đồ ninja ở các thành phố lớn ngày nay, trong tương lai có thể hoài niệm về các hành động phản kháng trong quá khứ bằng sự tự hào. Khoảng một thập kỷ nữa, những người thành công nhất trong số họ sẽ có công việc thu nhập cao, nhiều người có thể tham gia các lĩnh vực chính trị tiến bộ. Nhưng, những người kém may mắn hơn có thể sẽ vẫn làm việc tại các cửa hàng họ từng phun sơn bôi bẩn hoặc đập phá cửa kính trong các vụ bạo loạn hôm nay.
Tuấn Anh (Theo Tablet)
相关文章
随便看看